LỊCH SỬ THÁNH GIÓNG QUYỂN 2

QUỐC BẢO CHÂN KINH VĂN LANG CHIẾN SỰ 2 SỬ TRUYỆN PHÙ ĐỔNG THIÊN VƯƠNG THIÊN ẤN - THIÊN BÚT GÒ HỘI ĐỨC PHỔ - QUẢ...


QUỐC BẢO CHÂN KINH

VĂN LANG CHIẾN SỰ 2

SỬ TRUYỆN

PHÙ ĐỔNG THIÊN VƯƠNG

THIÊN ẤN - THIÊN BÚT

GÒ HỘI

ĐỨC PHỔ - QUẢNG NGÃI

2013

Nguyễn Đức Thông

QUYỂN 2



BÀY MƯU HIẾN KẾ

Đây nói về hai anh em Nguyên Dực và Nguyên Minh, thống lãnh 40 vạn quân, tiến về Bắc Văn Lang dẹp nội loạn nổi lên đòi tự trị làm hổn loạn Bắc Văn Lang, cũng như chống trả lại quân xâm lược.

Khi 40 vạn quân chủ lực Văn Lang đến Vân Châu, thời chia làm hai lực lượng. Nguyên Dực thống lãnh 20 vạn quân tiến thẳng về Ninh Châu. Còn Nguyên Minh thống lãnh 20 vạn quân tiến thẳng về  Hợp Châu.

Nói về Ninh Giao Châu, có Quan Châu Phủ Lạc Đại Vương, cùng các Quan trấn giữ Châu Thành. Ngày nào cũng có tin báo dập dồn khẩn cấp, quân Ân đã tiến đánh Kinh Giao Châu, tiêu diệt hơn một vạn quân Văn Lang ở Huyện Giao Trung, Lạc Đô Tướng bỏ mạng tại sa trường, và đã chiếm được thành Kinh Châu. Lạc Đại Vương cùng các Quan không khỏi kinh hãi, lo lắng cho số phận Ninh Châu, than rằng:
Chỉ lo chạy chọt Quan quyền
Ăn chơi phè phởn đảo điên nước nhà
Đến khi có giặc can qua
Co đầu rụt cổ còn ra thống gì
Lòng dân đã mất chí nguy
Cơ đồ sự nghiệp khó mong vững bền.

Lạc Đại Vương, cùng các Quan đến bây giờ mới thấm thía. Dân là nước, nước ô nhiễm độc hại văn hóa phương Bắc, thời cá phải chết. Dân là gốc, nhưng gốc đã mục nát, dân tình trở nên loạn lạc, thời thân cành, nhánh lá Vương Quan cũng đi đời, nhưng tất cả đều đã muộn. Chỉ còn trông chờ cứu tinh xuất hiện, thời may ra vận nước mới thoát qua cơn hiểm họa nầy.

Lạc Đại Vương cùng các Quan chưa biết xoay trở bằng cách nào, chuẩn bị cho tình huống xấu nhất. Thời có quân vào báo:
   Bẩm Đại Vương, quân chủ lực Văn Lang đã đến.

Lạc Đại Vương cùng các Quan mừng quá thốt lên:
   Cứu tinh đã đến rồi.

Lạc Đại Vương hỏi:
   Quân chủ lực đến đâu rồi?

Quân binh đáp:
   Quân chủ lực còn cách đây vài ba dặm.

Lạc Đại Vương cùng các Quan ra khỏi thành tiếp đón quân chủ lực Văn  Lang. Đi được hơn năm dặm thời thấy quân Văn Lang cờ xí rợp trời, gươm đao sáng giới, kỵ binh, xa binh, xạ binh, giáp binh, rầm rầm rộ rộ khói bụi mịt mù, khí thế hừng hực, thời lấy làm vui sướng, như người sắp chết đuối mà gặp Cứu Tinh. Đi đầu có rất nhiều Tướng lĩnh, mỗi người mỗi vẻ oai phong lẩm lẩm, có một Tướng lĩnh nổi trội hơn hết, mặt sáng như sao, vô cùng oai phong, đó là Tướng soái Nguyên Dực. Nguyên Dực thấy Lạc Đại Vương cùng các Quan đến tiếp đón mình, thời lấy làm vừa lòng.

Lạc Đại Vương cùng các Tướng đến ra mắt thi lễ chào hỏi nói rằng:
   Hạ Quan nghinh tiếp hơi trể xin Tướng Soái tha lỗi cho, Nguyên Dực thi lễ nói không sao không sao, miễn có ra đón là được rồi.

Lạc Đại Vương đi đầu dẫn đường gần đến Ninh Thành thời đại quân dừng lại đóng trại gần đó, cách Ninh Thành hơn dặm. Tướng Soái Nguyên Dực cùng các Tướng, được Lạc Đại Vương tiếp đón vào thành, thiết đải trọng hậu, đàn ca múa hát, món ngon vật lạ, chẳng thiếu thứ chi.

Nguyên Dực thưởng thức các món ngon vật lạ khen:
   Tiếng đồn quả không sai Bắc Văn Lang thứ gì cũng có, thảo nào quân giặc thèm khác lúc nào cũng muốn chiếm lấy Bắc Văn Lang.

Lạc Đại Vương nói:
   Lời nói của Tướng Soái quả không sai, đây chỉ là đặc sản của vùng Ninh Châu nầy, còn những nơi khác phải nói là vô cùng phong phú, nhất là vùng lân cận Kinh Đô, thời phải nói là trù phú vô cùng, không có món ngon vật lạ hiếm quý nào mà không có, kể cả chim trĩ trắng, gà chín cựa, sâm nghìn năm, chồn hương chín đuôi, còn không biết bao nhiêu là món ngon hiếm quý nữa.

Tiệc đải xong xuôi qua ngày hôm sau, Nguyên Dực cùng các Tướng nghe báo cáo tình hình Bắc Văn Lang, cũng như tình hình quân xâm lược. Lạc Đại Vương đọc bản báo cáo, trong bản báo cáo nói như sau:
   Bẩm Tướng Soái. Tình hình Bắc Văn Lang vô cùng nghiêm trọng, không những nghiêm trọng về nội loạn, các Bộ Lạc Bách Việt nổi lên đòi tự trị, vì thế Bắc Văn Lang chia năm xẻ bảy tranh giành quyền lực dẫn đến thôn tính lẩn nhau, xưng Vua, xưng Chúa, từng vùng tự trị theo kiểu phương Bắc, chỉ cần vài trăm, vài nghìn nóc nhà cũng xưng Vua. Có thể nói văn hóa phương Bắc đã làm hại phương Nam chúng ta, tình thế nầy khó mà cứu vãn cho được,  nghe nói văn hóa Văn Lang chúng ta đã mất gốc, lại không truyền xuống dân, chỉ truyền trong Vương Quan, thừa kế cơ nghiệp ông cha, nên dân chúng ít người được biết về văn hóa Cội Nguồn, nếu dân biết thời còn tai hại hơn nữa. Vì văn hóa Cội Nguồn không có sự độc tài, độc trị, chỉ lấy Hiến Pháp, Luật Pháp, Đạo Pháp công bằng bình đẳng trị Quốc mà thôi, phải nói không còn phù hợp với tình hình hiện nay, mà tình hình hiện nay là sống theo chế độ độc quyền, độc tài, độc trị, ý Vua là ý Trời, không ai dám cải, cải lại thời bị tru di tam tộc. Còn phương Bắc tru di cửu tộc. Thể chế độc quyền lần lần ăn sâu vào tâm hồn, không những Vua, Quan, như chúng tôi, mà còn ngay cả những người dân, không còn cách nào khác là thuận theo số phận mà thôi. Phương Nam chúng ta dần dần đi theo chiều hướng phương Bắc, nên mới có cảnh Bách Việt Văn Lang nổi lên đòi tự trị, theo xu thế phương Bắc, còn Nam Văn Lang thời chưa xảy ra điều đó, có lẽ là chưa ảnh hưởng gì văn hóa tự trị phương Bắc, nên chưa có sự nội loạn tình hình dân chúng phương Bắc Văn Lang là như thế. Còn về tình hình cấp bách hiện nay. Trước tình thế quân Ân, quân Hồ, quân Hung Nô, chúng càn qua Bắc Văn Lang như thác đổ, với một thời gian ngắn, chúng nuốt không biết bao nhiêu là Châu, Quận, Huyện, giết chết hơn mười mấy Vua Việt nổi lên đòi tự trị.

Nguyên Dực cắt ngang lời báo cáo nói:
   Đây cũng là điều may cho chúng ta, ngoại xâm tiêu diệt nội loạn thay cho chúng ta, chúng ta không cần ra tay, kể như chúng ta đã thành công ở bước một.

Nguyên Dực nói:
   Ông đọc tiếp đi.

Lạc Đại Vương với giọng rõ ràng đọc tiếp báo cáo rằng:
   Theo tin tức báo cáo. Quân Hồ, quân Ân, quân Hung Nô, chia làm ba mũi tấn công Bắc Văn Lang, quân Hồ đánh theo Tây Lộ, quân Hung Nô đánh theo Đông Lộ, quân Ân đánh theo Trung Lộ, trong ba thế lực ấy quân Ân là mạnh nhất. Tuy chia làm ba mũi nhưng chúng luôn luôn hổ trợ cho nhau lúc cần thiết, vì thế chúng đánh chiếm các Châu Phủ một cách dễ dàng. Theo tin báo thời giặc Ân đang bao vây Kinh Đô, giặc Hung Nô đang đánh phá Xích Linh Châu. Quân Hồ đang đánh phá Kiến Châu. Quân Ân phong tỏa cắt đứt những huyết mạch các Châu Thành liên kết với Kinh Đô. Phải nói tình hình hết sức là nguy cấp nếu chúng chiếm được Kinh Đô, chiếm được Xích Linh Giao Châu, chiếm được Kinh Châu, thời coi như chúng chiếm được Bắc Văn Lang.

Đọc xong bản báo cáo. Lạc Đại Vương nói thêm:
   Như tin dò thám được thời Kinh Châu đã thất thủ.

Nguyên Dực, cũng như các Tướng chủ lực quân Văn Lang nghe qua bản báo cáo như thế thời không khỏi lấy làm kinh hãi. Trước sức mạnh như vũ bão của quân xâm lược.
Đời sau thơ kể lại rằng:
Sức mạnh quân thù thật gớm  ghê
Như cơn Hồng thủy cuộn tràn về
Thành trì sụp đổ trong chốc lác
Sanh Linh vùi dập thật thảm thê.

Đang lúc bàn về quân giặc, thời có quân thám báo về báo nói nhỏ với Lạc Đại Vương. Lạc Đại Vương nghe xong rồi dặn tiếp tục theo dõi động tỉnh của quân Ân.

Nguyên Dực hỏi:
   Có chuyện gì thế có thể đem ra bàn được không?

Lạc Vương nói:
   Có tin báo là quân Ân tiến đánh thành Ninh Châu chúng ta, tin rất chính xác.

Nguyên Dực hỏi:
   Quân Ân chúng sẽ đi theo đường nào tiến đánh Ninh Châu chúng ta.

Lạc Đại Vương nói:
   Kinh Châu đến Ninh Châu hơn 100 dặm qua sông, suối, đồi, gò cũng nhiều, đường đi qua nhiều khúc quanh rậm rạp. Theo nhận xét của Đại Vương tôi với khí thế mạnh như vũ bão của giặc thời giặc không sợ gì cả, đường nào gần nhất dễ đi nhất là chúng đi. Tôi tin chắc là quân Ân đi theo đường tắc dễ đi nhất, chỉ có một đoạn đường hiểm yếu, đó là chúng phải băng qua cánh đồng lớn, rồi đến đồi Vạn Lâm, đồi nầy kéo dài hơn 10 dặm cây cối rậm rạp, đồi Vạn Lâm cách đây gần 50 dặm, nếu chúng qua khỏi đồi Vạn Lâm thời không đầy một ngày đại binh chúng sẽ kéo đến, còn kỵ binh thì chỉ cần một ngày là đến nơi.

Nguyên Dực hỏi:
   Quân binh trong thành nầy được bao nhiêu?

Lạc Đại Vương thưa:
   Bẩm Tướng Soái hiện giờ hơn một vạn quân, phần nhiều do quân binh các Châu Phủ khác thua trận chạy đến đây.

Từ đầu đến cuối cuộc hợp, có một vị quan lúc nào cũng yên lặng đó là Hầu Thái Công tuy tuổi đã lớn nhưng được gọi là bậc mưu Thần bậc nhất ở Ninh Châu.

Đến lúc nầy Hầu Thái Công  mới lên tiếng:
   Chúng ta có thể tiêu diệt được giặc Ân ở đồi Vạn Lâm nầy. Chúng tiến qua đất Văn Lang, như tiến vào chỗ không người, đánh chiếm các Châu Thành một cách dễ dàng, vì thế chúng sẽ không coi quân lực Văn Lang vào đâu nữa, ung dung mà tiến qua đồi Vạn Lâm. Chúng sẽ cho quân mở đường đi trước, đó chưa phải là quân chủ lực, nếu có quân mai phục chận đánh, thời chúng tỏa ra bao vây đồi Vạn Lâm rồi tìm kế tiêu diệt chúng ta. Theo thời tiết hiện giờ thời ta không sợ hỏa công vì trời hay mưa, cây cối luôn ẩm ước, chúng ta có thể an tâm mà mai phục nơi đồi Vạn Lâm nầy, cứ để cho đội quân mở đường đi qua, chờ cho quân chủ lực loạt vào vòng vây là tấn công. Quân ta chủ động, quân giặc bị động, chỉ cần ba vạn quân lựa vào những chỗ hiểm yếu phục kích, lợi thế tấn công, cũng đánh tiêu mười vạn quân của chúng.

KINH CHÂU THẤT THỦ

Lại nói về quân Ân sau khi đánh bại quân Văn Lang ở Huyện Giao Trung, tiến tới bao vây Kinh Châu, kết hợp với quân Hồ, đánh chiếm Kinh Châu một cách dễ dàng, vì Kinh Châu chỉ còn có hơn năm nghìn quân, không phải là quân chủ lực, quân Ân, quân Hồ, chiếm Kinh Châu như lấy đồ trong túi, chẳng tốn bao nhiêu sức lực, quân Ân làm phép cuồng phong nổi lên, quân binh trong thành kinh hồn bạc vía, quân Ân làm phép yêu tinh quỉ dữ bay lên thành gào thét tấn công, quân binh hổn loạn, quân Hồ leo tường nhanh như chớp, quân Ân phá cổng thành, chỉ trong chốc lác quân Ân, quân Hồ, tràn ngập vào thành. Kinh Châu thất thủ.

Vị tướng nữ thống lĩnh chỉ huy quân Ân là Sát Sát không những võ nghệ cao cường thần thông pháp thuật ít ai sánh nổi, mà còn đa mưu túc trí, ít ai bì kịp. Sát Sát là vợ chính của Ân Mao Vương, thống lãnh hơn 10 vạn quân tinh nhuệ, quân chủ lực, nhất là đội quân kỵ binh, đội quân xạ binh, di chuyển nhanh chóng lợi hại vô cùng, chiếm được thành Kinh Châu. Sát Sát báo tin thắng trận cho Ân Mao Vương, lên kế sách tiến đánh thành Ninh Châu, Sát Sát đang cùng các Tướng lĩnh bàn bạc lên phương án tiến đánh thành Ninh Châu.

Thời có một con yêu tinh vào báo:
   Bẩm Nương Nương. Quân chủ lực Văn Lang đã đến Ninh Châu, quân binh đông như kiến, ước lượng trên dưới 20 vạn quân.

Tướng lĩnh quân Hồ là Hồ Nam Quân nói:
   Chúng có 20 vạn quân chủ lực, hai lực lượng chúng ta kết hợp lại cũng trên 15 vạn quân, hơn kém bấy nhiêu thời có đáng gì, chỉ cần quân binh tinh nhuệ, tuy ít nhưng cũng chẳng kém gì nhiều.

Sát Sát trợn mắt nói:
   Chúng kéo đến là may cho ta, khỏi mất công tìm chúng thanh toán.

Rồi ra lịnh cho Phong Yêu và Quỉ Yêu, tàn hình đến Ninh Châu xem chúng bàn những gì. Phong Yêu và Quỉ Yêu, bay lên không biến mất. Đây nói về Phong Yêu và Quỉ Yêu, được lệnh Nương Nương bay tốc hành đến Ninh Châu, ẩn mình vào thành nghe lén quân Văn Lang bàn những gì.

Nói về nguyên Dực, cùng các quan Tướng Ninh Châu bàn luận sôi nổi, về kế sách chuyến thuật tiêu diệt quân giặc, nào hay đâu có kẻ tàn hình ẩn núp gần đó nghe lén Hầu Thái Công hiến kế. Quân Ân thế nào cũng đi qua đồi Vạn Lâm. Chúng ta cho ba vạn quân mai phục những chỗ trong yếu nơi đây, để cho quân mở đường đi qua, chờ cho quân chủ lực tiến sâu vào ổ mai phục thời ra tay. Lại cho năm vạn quân nhanh chóng đi bọc về hướng Đông Bắc qua khỏi đồi Vạn Lâm hơn 10 dặm phục kích ở xa để cho quân giặc tiến sâu vào đồi Vạn Lâm thời mới duy chuyển quân binh chận đường rút lui của chúng mà đánh, còn đại quân của ta đi bọc về hướng Tây chận đứng đường tháo chạy của chúng, rồi tiến nhanh vào thành lấy lại thành Kinh Châu. Về vận chuyển lương thực thời do quân Ninh Châu đảm nhiệm, Tướng Soái Nguyên Dực, cho đây là kế sách hay, bằng thi hành theo kế sách nầy. Hai con quỉ nghe xong liền tức tốc bay trở về Kinh Châu báo cho Sát Sát Nương Nương biết.
Sau có thơ rằng:
Cơ mưu bại lộ nào có hay
Ra sức điều quân bố trận bày
Rồng cọp vô tình sa bẫy lưới
Vận nước còn đen khó đổi thay
Kế sách mưu Thần đánh giặc Ân
Nào hay bại lộ kế mưu hay
Tự mình dẫn xác vào chỗ chết
Trận địa vùi chôn thê thảm thay.

Trong binh pháp hai bên đánh nhau, nếu bên nào bại lộ cơ mưu, thời coi như đã bị thua, nói gì đến chiến thắng. Quân giặc tương kế, tựu kế, mà không hay biết gì cả, đến khi thất bại thời mới hổi ôi, chưa nói đến sự nghi ngờ lẫn nhau trong các Quan Tướng, làm suy giảm sức mạnh của chiến đấu, suy giảm sức mạnh của của thống nhất, hợp lực chống quân thù.

Nói về Sát Sát nắm bắt được thông tin bí mật của quân Văn Lang. Liền tức tốc hành động, đi trước một nước cờ điều khiển quân binh theo ý đồ của mình.

Sát Sát bàn với Hồ Man Quân:
   Tướng quân thống lĩnh năm vạn quân Hồ, đến Huyện Ninh Điền chọn nơi hiểm yếu phục kích, chờ cho quân Văn Lang đánh bọc hậu đi tới sa vào ổ phục kích là tấn công ngay.

   Võ Vu, Tướng quân nghe lịnh. Có thuộc hạ. Tướng quân thống lãnh ba vạn quân, nhanh chóng đến đồi Vạn Lâm trước quân Văn Lang kéo đến phục kích. Khi quân Văn Lang đi sâu vào đồi Vạn Lâm, chưa kịp tản ra phục kích thời tiêu diệt ngay, làm cho chúng không kịp trở tay.

   Hổ Tiên Tướng quân nghe lịnh. Có thuộc hạ. Tướng quân dẫn theo năm nghìn kỵ binh nhanh chóng vượt qua hàng chục dặm đánh bọc hậu từ sau đánh tới, cướp lấy lương thực của chúng, cũng như chận đánh quân hoảng loạn tháo chạy quân Văn Lang.

   Còn ta thời thống lãnh 8 vạn quân chận đánh quân chủ lực tại Tây Bắc Sơn Ninh Châu chận đánh quân chủ lực Văn Lang.

TRIỂN KHAI LỰC LƯỢNG

Đây nói về Nguyên Dực cùng các Tướng hợp bàn kế sách chống giặc, thực hiện theo kế sách của. Hầu Thái Công,  thông tin cuối cùng về quân giặc, không ngờ bị quân Ân đánh lừa thông tin, là quân Ân còn án binh bất động chưa tiến đánh Ninh Châu, nhưng thật ra quân Ân đã bí mật triển khai điều động quân binh rồi, vì sao quân Văn Lang lại không phát hiện được, vì dân chúng lúc nầy, hổn loạn, lo tìm đường lánh nạn, tiến về Nam tránh quân xâm lược, nên quân Văn Lang khó phát hiện điều quân bí mật của quân Ân.

Được thông tin quân Ân vẩn án binh bất động, chưa triển khai lực lượng, tiến đánh Ninh Châu, Tướng Soái Nguyên Dực trở về doanh trại, điều khiển quân binh, theo kế sách đã dự định:
   Hầu Tướng Quân nghe lịnh, có thuộc hạ, tướng quân thống lĩnh 5 vạn quân tức tốc lên đường trong đêm nay đến đồi Vạn Lâm theo sự chỉ dẫn quân Ninh Châu, trước khi trời sáng, để tránh tai mắt quân Ân phát hiện, phân bổ lực lượng những chổ trong yếu phục kích kín đáo, để cho quân mở đường đi qua, chờ cho quân chủ lực đi sâu vào ổ phục kích rồi ra hiệu lịnh cho quân binh đồng loạt tấn công, tuân lịnh.

   Việt Luân Tướng Quân, nghe lịnh, có thuộc hạ, Tướng quân thống lãnh 5 vạn quân bọc theo hướng Đông Bắc, đi trong đêm vượt qua khỏi đồi Vạn Lâm chừng hơn 15 dặm ẩn náu, không cho địch phát hiện, khi địch đi qua khỏi thời đưa quân đến chận đường rút lui, tiêu diệt chúng, tuân lịnh.

   Bạch Tướng Quân nghe lịnh, có thuộc hạ, Tướng quân dẫn theo năm nghìn quân đi theo đoàn quân vận chuyển lương thực khi nghe có trận giao chiến thời thần tốc tiến về đồi Vạn Lâm trợ lực cho quân ta, tuân lịnh:
Chồn cáo thi nhau cướp giang sang
Mưu mô xão quyệt mấy vạn ngàn
Hung tàn bạo ác ăn uống máu
Chúng dày, chúng xéo nát ruột gan
Dân lành khốn khổ biết bao
Chúng đâm chúng chém thây phơi khắp cùng
Ngoại xâm lũ giặc bạo tàn
Chúng vơ chúng vét xốm làng còn chi.

Đây nói về Tướng Soái Nguyên Minh, thống lãnh 20 vạn quân chủ lực từ Vân Châu tiền về Kinh Đô, Nam Kinh Xích Quỷ, đến Huyện Nam Giao thời thấy dân chúng thi nhau chạy giặc, một cảnh tượng vô cùng thê thảm.
Đời sau có kể lại rằng:
Chết đói đầy đường thê thảm thay
Cái lạnh trùm lên cắt thịt da
Kêu gào thê thảm con tìm mẹ
Đau buồn ức nghẹn con lạc cha.

Trong tình cảnh nầy, Quan Tướng Văn Lang đau xót vô cùng, nhìn cảnh mẹ dắt con mặt mày bơ phờ chạy theo đoàn người tỵ nạn, không biết bao nhiêu chết đói, những cảnh tượng khốn đốn ấy không ai là không căm phẩn quân thù xâm lược.
Vận nước suy do Nguồn Cội mất
Nạn khắp cùng khó thoát tai ương
Nghĩ đời càng nghĩ càng thương
Cũng vì lạc Cội ngoại xâm hoành hành

Gươm Trấn Quốc đâu còn biến mất
Nghĩa đồng bào tan nát loạn li
Truyền thống tốt đẹp quên đi
Làm sao tránh khỏi ngoại xâm quét càn

Lòng mê muội học đòi phương Bắc
Giặc chuyển xây họa khắp nước non
Mắt mưu gian kế Bắc phương
Dã tâm xâm lược còn chi nước nhà

Nền Văn Hiến tôn thờ gìn giữ
Thời lo chi lũ giặc ngoại xâm
Con đường dân chủ trống không
Độc tài phải chịu nát tan cơ đồ

Cây mất gốc héo cành héo ngọn
Sông không nguồn sông cạn sông khô
Mê lầm văn hóa ngoại ban
Hồn linh nô lệ còn chi giống nòi

Dân lạc Cội dân tình xơ xác
Nạn vần xoay chết chóc điêu linh
Chia năm xẻ bảy còn chi
Làm mồi cho giặc nuốt thời béo no

Mất truyền thống tan hoang nghiệp Tổ
Đời lệ nô bể khổ chất chồng
Mất Nguồn, mất Cội cha ông
Nước non, non nước, chất chồng nạn tai.

Nói về Tướng Soái Nguyên Minh cũng hiểu được phần nào tình hình Bắc Văn Lang, vì ảnh hưởng quá nhiều văn hóa, cầu cạnh, xin xăm, bói quẻ, nhập đồng, nhập bóng, đoán nầy, đoán kia, mê hoặc bỡi yêu, tinh, ma, quỉ, ứng nhập vào, lung lạc, lòng mê muội của dân chúng, ứng quẻ, lời dạy bảo của thần linh, ông nầy làm Vua, bà kia làm Chúa, tin theo, làm theo, nổi lên đòi tự trị theo phương Bắc, chỉ cần vài trăm nóc nhà cũng xưng Vua, Vua nầy thôn tính Vua kia, Vua kia thôn tính Vua nọ làm rối loạn Bắc Văn Lang. Tạo ra thời cơ xâm lược những tay tham tàn bạo ác phương Bắc, hậu quả là không sao cứu vãn được. Tướng Soái, Nguyên Minh cho quân tạm dừng nghĩ, vì còn cách Kinh Đô không bao xa, cho người thám thính tình hình của giặc.

Không bao lâu thời quân thám thính về báo:
   Quân Ân đóng dinh trại cách Kinh Đô không xa, chúng dựng lên một đài quan sát rất cao sáu bảy tần, để quan sát động tỉnh trên 20 dặm, có lẽ chúng đã thấy quân binh chúng ta đã tiến đến đây, nhưng không thấy chúng động tỉnh gì.

Nguyên Minh dừng quân nghĩ không bao lâu thời có quân vào báo:
   Các Châu hổ trợ quân binh tham chiến.

Nguyên Minh mừng rở hỏi:
   Được bao nhiêu?

Quân binh bẩm báo:
   Bẩm Tướng Soái, hơn năm vạn, các Châu Phủ còn hổ trợ lương thực.

Nguyên Minh hết sức an tâm về cuộc chiến nầy. Nguyên Minh chưa biết phải đóng quân tại đâu, thời có người vào báo:
   Có vị Đại Quan muốn gặp Tướng Soái.

Nguyên Minh hỏi:
   Ông ta là ai?

Bổng có người lên tiếng hỏi tiếp:
   Có phải ông ta là Đa Kế không?

Vị Quan binh kinh ngạc nói:
   Sao ngài biết.

Ông ta vui mừng trả lời:
   Được người đó tới giúp thời lo gì không thắng được giặc Ân.

Đa Kế là vị Quan thanh liêm tinh thông Binh Pháp, thích sống ẩn dật, có lẽ không thể ngồi yên khi vận nước sắp rơi vào tay quân giặc. Vị Quan biết Đa Kế đó là ai vậy, còn ai vào đó nữa, chính là Lạc Hầu Công, từ Kinh Đô Nam Kinh Xích Quỹ, vào Kinh Đô Văn Lang cầu cứu viện binh.

Nguyên Minh nghe Lạc Hầu Công khen ngợi người đó như thế liền cho mời vào. Nguyên Minh thấy Đa Kế là người dị tướng, biết ngay là người có tài hay, liền tiếp đón mời ngồi.

Nguyên Minh hỏi:
   Nghe ngài tinh thông lục kinh lời đồn có đúng chăng?

Đa Kế  khiêm tốn nói:
   May mắn tôi có đọc qua, Kinh Lễ, Kinh Nhạc, Kinh Thư, Kinh Thi, Kinh Dịch, Kinh Luân, ở vào thời đại đó mà biết nhiều hiểu rộng như vậy.

Quả đúng là dị nhân. Nguyên Minh hỏi:
   Có kế sách gì chống trả lại quân Ân không?

Đa Kế bẩm:
   Khoang nói đến chuyện đó vội, mà tìm nơi lợi thế để đóng quân, quân địch muốn đánh ta cũng khó. Theo tôi thấy Huyện An Giao, Huyện Long Giao là hai nơi đóng quân tốt nhất, một nơi gần quân Ân, một nơi xa quân Ân, ta chia hai lực lượng, hổ trợ nhau liên kết bảo vệ nhau, không cho địch biết sức mạnh của ta, chúng ta hoạt động một mặt nổi một mặt chìm, một hành động bí mật, một hành động công khai, có như thế mới đánh thắng chúng được, hiệu quả chiến thắng quân thù, phần lớn là những kế sách bất ngờ, ai chủ động cuộc chiến người đó thắng.

Nguyên Minh bằng nghe theo kế sách của Đa Kế, chia hai lực lượng, một nữa âm thầm đến huyện An Giao, một nữa rầm rộ đến huyện Long Giao.

Nói về hơn 10 vạn quân rầm rộ kéo đến Huyện Long Giao, không xa danh trại quân Ân là mấy, dựng doanh trại theo ngũ hành trận, Đông - Tây - Nam - Bắc - Trung Ương,  lại cho dựng quan sát đài cao năm tần không thua kém gì quân Ân.
Họa nào hơn bằng họa xâm lược
Khổ nào hơn nước mất nhà tan
Buồn nào hơn nổi buồn nô lệ
Cảnh ngục tù, đánh đập lầm thang.

Đây nói về quân Ân bao vây Kinh Đô hơn ba tháng, trong không thể ra ngoài không không thể vào, cắt đứt mọi thông tin liên lạc, lương thực cạn kiệt lần, theo tình hình nầy giặc không đánh cũng tự thua, đầu hàng cũng chết, không đầu hàng cũng chết, phải nói lúc nào cũng ngồi trên đống lửa, các Tướng không còn giữ bình tỉnh được nữa.

Lạc Cao Giang nói:
   Con cháu Tiên Rồng có chết thời chết cho vinh quang, không thể chết đói, hay chết cuối đầu trước quân giặc được, để tôi ra giết chúng một trận cho đã tay rồi chết cũng được.

Hầu Việt Yên cũng nói:
   Tôi cũng thế để tôi ra trận quyết một trận sanh tử với chúng, có chết cũng cam.

Trong lúc đắng đo suy nghĩ thời có quân trên thành vào báo:
   Có lẽ quân cứu viện chủ lực quân Văn Lang đã đến, cách Kinh Thành không xa, về hướng Nam, đóng trại tại Huyện Long Giao.

Hùng Lang Công, cùng các Quan Tướng Kinh Thành,  nghe tin nầy như cây chết héo lâu ngày gặp nước, như người chết đuối gặp phao, tất cả đều kéo lên Thành xem có đúng là sự thật không, quả đúng như vậy xa xa cờ xí quân Văn Lang rợp trời rợp đất. Hùng Lang Công cùng các Tướng như muốn ngặt thở trước tin vui nầy.

Các Tướng hét lên:
   Chúng ta có quân cứu viện rồi, chuẩn bị tử chiến với quân xâm lược, vui sướng quá.
Luồng gió hồi sanh đã đến rồi
Lòng đầy vui sướng tận chân trời
Văn Lang chủ lực quân đã đến
Niềm tin chiến thắng dậy trong tôi.

Nói về quân Ân, bao vây Kinh Đô không đánh cũng thắng, đó là điều hiển nhiên không chối cải vào đâu được, nếu không có quân chủ lực Văn Lang đến cứu. Ân Mao Vương cùng Nương Nương là Nghịch Phong, đang lên kế sách đánh chiếm luôn nước Văn Lang, không phải là Bắc Văn Lang nữa. Với mộng xâm lược, lòng tham vô bờ biến, chúng quá hiểu rõ nước Văn Lang vô cùng rộng lớn, chỉ cần một Châu cũng bằng một nước lớn ở phương Bắc, đất đai trù phú, nông sản, thủy sản, lâm sản, không làm gì cho hết, nhất là ngành đồng, thau, sắt, thép, không có một đất nước nào bằng, chỉ cần chiếm lấy được nước Văn Lang thời coi như đã đến cực đỉnh, của sự xưng hùng xưng bá, chỉ trong vòng mấy trăm năm mà dân số tăng lên đông không kém gì phương Bắc.

Ân Mao Vương, coi nước Văn Lang sắp thuộc về mình, thứ nhất là có quân Hồ, quân Hung Nô, thứ hai nước Văn Lang tình hình dân chúng bất mãn, lòng dân không bằng lòng cách cư xử Vương Quan đối với dân, bất hòa, dân không cùng chung chí hướng, bất ổn, dân tình luôn xáo trộn không yên, bất thường, dân chúng không lập trường, thường nghe lời xúi dục, bất trị không thể dạy dỗ theo ý của mình, dân chúng nổi lên đòi tự trị như đã thấy, bất đồng không cùng chí hướng, chia năm xẻ bảy, bất trắc, không lường trước được sự việc, có thể nói là bất lực trước tình hình của đất nước.

Đây chính là cơ hội cho ta thôn tính nước Văn Lang, đánh bại quân chủ lực Văn Lang. Ân Mao Vương, đang hứng chí với mộng bá Vương Chúa Tể của mình, thời có quân vào báo:
   Bẩm Chúa Vương, quân thám báo đưa tin là quân chủ lực Văn Lang, từ Kinh Đô Văn Lang đã đến Huyện Nam Giao.

Ân Mao Vương tức thời triệu tập các Tướng Lĩnh xa gần trấn thủ khắp nơi, về hội hợp bàn kế sách tiêu diệt quân Văn Lang, thông tin nhanh chóng được ban ra, không bao lâu thời các tướng lĩnh đến đầy đủ.

Mao Vương nói:
   Quân Văn Lang đã tiến đến gần sát chúng ta, chỉ còn hơn bốn mươi dặm, hãy điều động toàn lực lượng bao vây tấn công chúng.

Hồ Ma can:
   Chưa cần đánh vội như thế, tuy biết rằng quân chủ lực Văn Lang từ xa xôi hơn một nghìn mấy trăm dặm kéo đến đây, thời quân binh đã mõi mệt, chận đánh là ưu thế thuộc về ta. Nhưng xét lại thời chưa hợp lẽ, vì quân Văn Lang phát xuất lên đường từ lâu, hơn cả tháng, nay chúng mới tới đây, chúng di chuyển quân đi rất chậm, luôn luôn cũng cố sức mạnh của quân binh, như vậy chúng đã chuẩn bị trước sự tấn công của chúng ta, hơn nữa chúng ta chưa nắm bắt được lực lượng quân Văn Lang là bao nhiêu, chúng ta chỉ cần cũng cố lực lượng đối mặc với sự tấn công của quân Văn Lang.

Ân Vương nghe Hồ Ma nói cũng có lý liền theo kế sách của Hồ Ma. Không bao lâu thời có quân vào báo:
   Quân Văn Lang duy chuyển rất nhanh, chúng đã kéo đến Huyện Long Giao cách chúng ta chỉ hơn 10 dặm.

Ân Mao Vương nói:
   Chúng di chuyển nhanh đến thế sao?

Bằng ra lịnh cho các Tướng:
   Chuẩn bị cho chiến đấu, tiếp tục theo dõi xem chúng tiến đánh nơi nào trước.

Đây nói về quân Văn Lang chia hai lực lượng một âm thầm tiến về huyện An Giao, đóng đô hạ trại bí mật, một kéo quân rầm rộ duy chuyển nhanh chóng về Huyện Long Giao, dựng trại đóng quân tại đây, bày binh bố trận đóng quân theo ngũ hành trận, xong đâu vào đấy khí thế dậy trời. Tướng Soái Nguyên Minh cùng các Tướng lên đài quan sát thấy dinh trại quân Ân đồn trú xa gần nhiều nơi, theo xa xa luân trận, chỉ cần tiến đánh một doanh trại, thời các doanh trại khác tiến đánh ngay, phải nói là lợi hại vô cùng, các Tướng lĩnh đứng trên đài quan sát, thấy một doanh trại rộng lớn gần Kinh Đô, có lẽ đây là tổng doanh trại chỉ huy, quân Ân, điều khiển quân binh. Các Tướng lĩnh Văn Lang ai nấy cũng háo hức ra trận, mở màn trận chiến.

Nguyên Minh, hộp bàn với các Tướng nói:
   Cuộc chiến chúng ta là cuộc chiến lâu dài, khó mà thắng gấp được, vì quân Ân rất hùng mạnh, tùy thời cơ mà thắng nhanh hay chậm, đã giáp mặt với quân Ân là chúng ta đã đi vào quyết tử, đã vào trận thời một mất một còn, nhất là trận mở màn chỉ có thắng không được thua. Tướng Lĩnh nào ra trận trước đây?

Nguyên Minh hỏi các Tướng Lĩnh ai nấy cũng đều tranh nhau ra trận, không ai chịu nhường cho ai. Đa Kế thấy các Tướng Lĩnh tranh nhau không ai chịu nhường ai, bằng nghĩ ra một kế.

Đa Kế nói:
   Lão Thần có một đề nghị, thôi thì bốc xăm vậy, ai bốc trúng người đó đi.

Tất cả Tướng Lĩnh đều nhất trí. Thế là cuộc bốc xăm diễn ra, trong xăm chỉ có một chữ xuất, ai bốc trúng thời người đó ra trận, gần 20 tướng lĩnh ai nấy đều bốc một xăm.

Cự Lân bốc xăm rồi mở ra xem, mừng rở reo lên:
   Tôi bốc trúng rồi, tôi bốc trúng rồi.

Tướng Soái, Nguyên Minh tức thời ra lệnh:
   Cự Lân nghe lịnh, có thuộc hạ, Tướng quân điểm 5 nghìn quân, khiêu chiến với quân Ân, tuân lịnh.

Trước khi ra quân Đa Kế dặn:
   Thắng giặc nhờ cơ trí hơn là ở sức mạnh.

Cự Lân như hiểu ý làm ra vẻ yếu đuối. Đa Kế nói:
   Chúng ta thắng trận đầu rồi.

Ai nấy cũng lấy làm kinh ngạc, cho lời nói nầy, chưa đánh mà biết thắng. Nói về Cự Lân điểm 5 nghìn quân binh, rồi truyền khẩu lệnh rằng:
   Tử chiến ra trận thời coi như đã chết, lao tới quân thù mà tiêu diệt.
Hào khí Anh Linh đất phương Nam
Ung đúc hùng anh sắt dạ gan
Tung hoành ngang dọc trên sóng dữ
Bắt Cọp rượt Rồng dậy núi non.

Đây nói về Ân Mao Vương cùng các Tướng Lĩnh ở trên đài quan sát, thấy từ doanh trại quân Văn Lang đóng theo vị trí ngũ hành, từ nơi Trung Ương một đội quân kéo ra, dẵn đầu quân binh gồm có ba Tướng, trong đó có một Tướng là đáng chú ý hơn cả.

Hồ Ma nói:
   Vị Tướng nầy không phải tầm thường đâu.

Các Tướng Lĩnh không chú ý đến lời nói của Hồ Ma, mà tỏ vẻ xem thường Tướng địch Văn Lang.

Có Tướng nói:
   Văn Lang đã hết người rồi sao, chẳng thấy chút gì là oai phong cả.

Trong Tướng giặc Ân, có một Tướng nổi tiếng là vô cùng ngạo mạn không xem ai ra gì, và cũng chưa từng gặp đối thủ bao giờ, đã từng giết chết hơn vài chục Tướng, danh vang như sấm, người đó là ai, chính là Ngụy Đan.

Ngụy Đan thưa với Chúa Ân Vương rằng:
   Để thần ra trận giết quách Tướng giặc Văn Lang kia làm giảm uy phong của chúng.

Ân Vương nói:
   Phải thắng không được thua.

Ngụy Đan điểm 5 nghìn binh từ trại giặc Ân xông ra quát lớn:
   Mau xưng tên họ về chầu âm phủ.

Cự Lân giục ngựa xông lên thét:
   Ta là Cự Lân, mau khôn hồn đầu hàng, ta cho chết toàn thây.

Ngụy Đan hét lên như sấm:
   Con chuột nhắt khua môi múa mỏ lớn lối xem đây.

Tức thời cây đại giáo nặng đến 80 cân múa lên vù vù thúc ngựa lao tới chém Cự Lân một giáo như trời giáng, Cự Lân không dám chống đở thúc ngựa né tránh, Ngụy Đan, chém hụt một đao, bằng hét lên một tiếng thúc nhựa lao tới chém liền mấy giáo như tia chớp. Trước sức mạnh kinh khiếp của địch, Cự Lân chỉ biết né tránh muốn hụt hơi.

Ngụy Đan dừng ngựa quát:
   Ngươi chỉ có cái tài né tránh, sao gọi là anh hùng.

Cự Lân quát:
   Lại ta sợ gì ngươi mà không chống trả.

Nói xong liền giục ngựa lao tới chém Ngụy Đan một đao. Ngụy Đan đưa giáo lên đở choang đinh tai nhứt óc. Ngụy Đan thấy địch thủ không có gì là mạnh, thời tỏ vẻ coi thường, xông ngựa tới tấn công tới tấp. Cự Lân ra sức chống đở, hai bên đánh nhau hơn sáu mươi hiệp, vẩn chưa phân thắng bại, biết rằng Ngụy Đan luôn áp đảo Cự Lân. Ngụy Đan càng đánh càng tức giận, tưởng chừng như vài hiệp là hạ gục Cự Lân được ngay, nào hay đâu đánh hơn sáu mươi hiệp mà vẩn chưa hạ gục được Cự Lân, thử hỏi không tức sao được. Ngụy Đan vô cùng tức giận, thúc ngựa lao tới chém tới tấp, Cự Lân chống đở không nổi sắp bại đến nơi.
Thật là:
Một bên giáo chớp sáng ngời
Một bên đao pháp lạ đời cương nhu
Cự Lân càng đánh càng thua
Ngụy Đan càng đánh càng reo càng hò
Hai bên chiêng trống vang trời
Quyết cùng tiêu diệt tại thời nơi đây
Cự Lân sắp bại đến nơi
Ngụy Đan dồn dập giáo thời nổ vang
Âm ầm đất chuyển trời rung
Giáo, đao chơm chớp bịt bùng bủa vây
Cự Lân ra sức chuyển xây
Đường tơ kẻ tóc mạng vong tức thì
Ngụy Đan tỏ vẻ vui mừng
Con mồi sắp ngã tàn đời nát thây
Nào hay trận thế chuyển xây
Bất ngờ đảo lộn kinh thay bất ngờ.

Trên đài cao Ân Mao Vương kinh hải khi nghe tiếng thét như sấm của Cự Lân, thấy Cự Lân đang thế bại chuyển thành thế thắng, đang thế yếu trở thành thế mạnh. Trường đao chém tới như tia chớp ầm một tiếng đinh tai nhứt óc.

Ngụy Đan cả người lẫn ngựa lảo đảo, chưa kịp lấy lại bình tỉnh, thời một tia chớp khác lại chém tới, Ngụy Đan tránh không kịp trúng một đao bỏ mạng. Quân Văn Lang thắng thế ào ào xông lên chém quân Ân tơi tả, thây phơi chật đất, kinh hồn bạc vía.

Trên đài cao Ân Mao Vương cùng các Tướng Lĩnh sửng sốt, không thể tin vào mắt mình. Ân Vương tức tối nói:
   Có ai ra trận hạ gục tướng địch đó cho ta.

Một Tướng nữ lên tiếng nói:
   Để thần ra trận hạ gục tên Tướng xão quyệt đó, cho chúng biết thế nào là sức mạnh của quân ta.

Tên nữ Tướng đó là ai mà lớn lối như vậy, còn ai nữa tên là Chiên La nổi tiếng khắp vùng Tây Vu Hồ Ân. Chiên La điểm 3 nghìn quân nhanh chóng xông ra hét lớn:
   Xem ta lấy đầu ngươi đây.

Nói xong thời giục ngựa lao tới. Bổng có tiếng quát lanh lảnh:
   Nữ tặc hổn láo xem đây.

Tức thời một nữ Tướng xông ra chận đầu Chiên La chém tới một kiếm. Chiên La múa kiếm chống đở choang đinh tai nhức óc. Chiên La thấy Tướng nữ xông ra chận đánh mình tuổi còn trẻ mặt như trăng rằm, môi đỏ như son, cặp mắt như hồ thu long lanh sáng ngời, tuy là thân hình mảnh khảnh, nhưng không kém phần oai phong.

Tức giận thét:
   Nữ tặc ngươi là ai mau xưng tên rồi chịu chết.

Tướng nữ xông ra chận đầu tiên la quát:
   Ta là Khơ Lan, đưa ngươi về chầu âm phủ.

Khơ Lan, nhìn nữ Tướng giặc đoán tuổi cũng cở như mình, mặt hoa, da phấn, tuy có vẻ mảnh mai, nhưng không kém phần uy dũng, hai nữ Tướng gườm nhau, như nói với nhau rằng, gặp ta ngươi phải bỏ mạng.

Khơ Lan trợn mắt quát:
   Mau xưng tên họ ta không giết kẻ vô danh.

Chiên La lại càng dữ tợn hơn nữa trợn mắt quát:
   Ta là Chiên La, nghe cho rõ rồi đi chầu Diêm Vương.

Nói xong Chiên La thúc ngựa lao tới ra đòn, song kiếm chém tới kình phong tuông ra ù ù. Khơ Lan ra oai nào chịu kém quát lên một tiếng, múa kiếm lên chống đở. Lời thơ khen rằng.
Khơ Lan, nữ tướng anh hùng
Lên non bắc cọp, cỡi Rồng xưa nay
Đã từng đạp sóng cỡi mây
Ngư kình bỏ mạng nổi danh anh hùng.

Đường kiếm Khơ Lan, như Rồng bay Phụng múa, chém tới ầm ầm. Chiên La nào chịu kém, song kiếm trên tay như bão táp cuồng phong.
Về sau có thơ rằng.
Người đẹp dễ đâu phải tầm thường
Cỡi Rồng cỡi cọp múa đao thương
Tung hoành ngang dọc trên trận chiến
Dễ mấy đàn ông vượt trội hơn
Kia kìa cát bụi tung trời đất
Mưa đao, bão kiếm dậy núi non
Vang rền sấm nổ luôn không dứt
Người ngựa xáp chiến kiếm loáng loang
Chiên La càng đánh càng hay
Khơ Lan,  càng đánh càng thêm càng tài
Cát bụi mịt mù rền vang tiếng thép
Chiêng, trống, dậy trời, trận chiến dậy non.

Chiên La, Khơ Lan đánh hơn trăm hiệp kẻ năm lạng, người nửa cân, không ai hơn ai. Ân Mao Vương thấy Tướng Văn Lang tài ba như vậy, không còn dám xem thường nữa, khó nắm chắt phần thắng, Ân Vương cho đánh trống thu quân.

Quân Văn Lang thấy thế cũng đánh trống thu quân, tức thời hai bên ngưng chiến, quân Văn Lang thắng trận, đem lại khí thế cho toàn quân Văn Lang.
Tưởng rằng đánh bại quân Nam
Nào hay thua trận, thở than đứng ngồi
Tướng Nam quả thật Tướng Trời
Khó mà tiêu diệt mộng thời vỡ tan.

Đây nói về quân Ân thua trận Ân Mao Vương vô cùng bực tức quát tháo ầm ĩ:
   Chỉ mấy thằng nhóc con mà không tiêu diệt được, thời còn nói gì chiếm lấy nước Văn Lang, tức ôi là tức.

Thấy cha tức giận như vậy, Mao Lợi an ủi nói:
   Để mai con ra trận lấy đầu chúng dâng lên Cha hả cơn giận.

Ân Mao Vương biết con mình tài ba hơn người, khó có ai địch lại, bằng ưng thuận gật đầu. Nói về quân Văn Lang thắng trận, rồi im bặc không thấy xuất quân, không hiểu là có chuyện gì, lên đài quan sát thấy đoanh trại quân Văn Lang binh lính đi qua đi lại như đang tập luyện binh pháp, chiêng, trống, dậy trời. Đã qua bảy ngày vẩn không thấy quân Văn Lang đến khiêu chiến, cứ ở trong doanh trại đánh trống khua chiêng. Ân Mao Vương, lấy làm lạ chúng sợ gì mà không xuất quân khiêu chiến, khi Bắc Văn Lang quân ta chiếm cứ gần hết, sắp mất Bắc Văn Lang đến nơi.

Hồ Ma nói:
   Chúng không tới khiêu chiến đánh chúng ta, thời chúng ta tới khiêu chiến đánh chúng. Đàng nào cũng phải tiêu diệt chúng, càng nhanh càng tốt, đi vào ổn định Bắc Văn Lang, rồi tiến đánh Trung Văn Lang, cuối cùng là thôn tính Nam Văn Lang.

Ân Mao Vương cho lời nói của Hồ Ma là phải, bằng theo kế sách đó mà thi hành. Ân Mao Vương cho mời Mao Lợi tới nói rằng:
   Tướng Văn Lang khá lợi hại, con ra quân phải hết sức cẩn thận. Con nên chọn mấy danh Tướng tài giỏi theo con xung trận, dẫn quân tới đoanh trại quân Văn Lang khiêu chiến.

Mao Lợi nói:
   Con xin tuân lệnh.

Nói về Mao Lợi được lệnh khiêu chiến với quân Văn Lang, mặt hầm hầm đầy sát khí, chọn hai Tướng tài điểm 5 nghìn quân, hùng hùng, hổ hổ kéo đến trước doanh trại quân Văn Lang khiêu chiến, chửi bới ôm sồm:
   Quân Văn Lang co đầu rụt cổ kia, nước Văn Lang sắp về tay ta, các ngươi chạy đâu cho thoát, mau ra quy hàng thời sống, chống lại thời gà chó cũng chẳng còn, thức thời hiểu thế mới là khôn.

Trên đài quan sát Tướng Soái, Nguyên Minh cùng các Tướng Lĩnh, nhìn thấy quân Ân tới khiêu chiến, chửi bới ôm sồm, nhịn không được nữa đòi xuất quân giao chiến, ở trên khán đài cao bảy tần.

Nguyên Minh quan sát ba Tướng Lĩnh của quân Ân,  người nào người nấy uy dũng vô cùng, biết là ba Tướng tài,  không dễ gì thắng được. Nguyên Minh chưa biết phải đề cử ai.

Đa Kế hiểu nổi băn khoăn của Chủ Soái bằng nói:
   Trong các Tướng Lĩnh ta không phải có một danh Tướng, con nhà danh gia Võ Tướng nổi tiếng nhiều đời, đời Tổ Tằng Tổ Cố, đã từng đánh bại quân Ân thời nhà Ân đó sao.

Nguyên Minh nói:
   Có phải Lão Tướng gia nói đến hai anh em nhà Cao Vương phải không?

Đa Kế nói:
   Phải. Cao Hải Đại Đô Tướng thống lãnh 10 vạn quân âm thầm lập doanh trại tại Huyện An Giao, còn Cao Sơn đang thống lãnh đại quân trọng yếu chủ lực ở đây. Cao Sơn ra trận nhất định thắng.

Nguyên Minh liền cho mời Cao Sơn đến nói rằng:
   Quân Ân đã đến khiêu chiến, xét thấy khó có người thắng được chúng, nên điều Tướng quân ra trận. Cao Sơn vui vẻ nhận lệnh.

Nguyên Minh nói:
   Tướng quân cần bao nhiêu quân binh thời điều động bấy nhiêu.

Cao Sơn điểm 5 nghìn quân binh mở cửa doanh trại xông ra. Cao Sơn là vị Tướng khác thường, luôn ẩn cái tài chỉ hiện cái Đức, nên được lòng quân binh Tướng Sĩ, ít ai nhận ra cái tài vô tận của người nầy. Đa Kế là người tinh tế, thấy Cao Sơn lúc nào cũng khiêm cung, không cho ai biết mình là có tài, ít tham gia gốp ý kiến nhưng lại hết lòng tận tị với quân binh. Có lúc Cao Sơn than rằng:
Nước non khó giữ được rồi
Cội Nguồn văn hóa không còn ngữa nghiêng
Văn Lang khó nổi bình yên
Dân tình loạn lạc còn chi sơn hà
Nhớ thời Quốc Tổ ông cha
Yêu tinh, quỉ dữ, khiếp kinh hãi hùng
Phương Nam hưng thịnh thái bình
No cơm ấm áo nở nhành Thiên hương
Bây giờ nước đổ non nghiêng
Ngoại xâm dày xéo đảo điên cõi bờ
Dân tình đói khổ ngục tù
Thân tàn nô lệ, ngẹn ngào thở than
Quân thù đánh đập dã man
Lê la vạn dặm xác phơi dọc đường
Ôi thôi lũ giặc bạo tàn
Yêu tinh quỉ dữ quét càn hại dân
Cội Nguồn văn hóa nơi đâu
Sao không xuất hiện cứu dân buổi nầy
Hiển Linh Quốc Đạo chuyển xây
Mới mong diệt hết lũ bầy sói lang.

Nói về Cao Sơn nhận ấn lệnh, điểm 5 nghìn quân mở cửa doanh trại xông ra hét lớn:
   Lũ quân xâm lược kia, khôn hồn thời ra khỏi đất phương Nam, thời còn mạng sống, bằng không tất cả đều vùi chôn nơi đây.

Tướng giặc Ân phi ngựa tới quát tháo lớn lối nói:
   Chúa Vương ta muốn là Trời muốn, không ai cản được, đất Văn Lang sẽ thuộc về Chúa Vương ta. Quy thuận Chúa Vương ta thời sống, chống lại Chúa Vương ta thời chết.

Cao Sơn không nói không rằng phi ngựa tới chém Tướng giặc một đao như trời giáng, bộ mặt dữ tợn của Tướng giặc nào chịu thua, múa giáo chống trả, choang, đinh tai nhứt óc. Cao Sơn võ nghệ cao cường bay lên khỏi mình ngựa với thế Chim Điêu Bắt Rắn, từ trên không lao xuống ánh đao chớp chớp kinh hồn, Tướng giặc ra sức múa đao lên đở, ầm ầm kinh thiên động địa.

Cao Sơn với pháp Lưu Thủy Hành Vân, lượng mình bay trở về mình ngựa, nhanh như chớp thúc ngựa lao tới đánh chiêu Ngọa Hổ Tiên Du, kình phong ầm ầm cuộn tới. Tướng giặc kinh khiếp chưa từng thấy đao pháp nào lợi hại như vậy. Ánh đao như mưa sa bão táp, hết chiêu nầy tới chiêu  khác liên miên bất tận. Tướng giặc đở muốn hụt hơi, mới có 20  hiệp tướng giặc đã ê ẩm cả tay.
Về sau có thơ khen rằng:
Bản sơ hào khí nhất phương Nam
Đao pháp múa lên sấm nổ vang
Đã từng chém chết yêu, tinh, quỉ
Tung hoành ngang dọc cả Bắc Nam.

Cao Sơn hét lên một tiếng như sấm nổ, đường đao chơm chớp giật lưng trời. Tướng giặc kinh hoàng khiếp vía la lớn:
   Tuyệt Thế Ma Đao.

Dở hết sức bình sanh chống trả, đùng đùng ầm ầm, một tiếng rú thê thảm Tướng giặc bỏ mạng tại sa trường. Nói về Tướng giặc đứng gần Mao Lợi thấy Tây Đô sắp mất mạng liền phi ngựa vào cứu Tây Đô, nhưng đã muộn Tây Đô hồn du địa phủ. Tướng giặc mới lao ra cứu Tây Đô chính là Tào Hổ. Tào Hổ gầm lên như quỉ dữ, múa giáo chém tới ầm ầm kình phong tuôn ra ù ù cát bay đá chạy. Cao Sơn múa đao chống đở, choang, choang, đinh tai nhứt óc. Tào Hổ liền dở tuyệt chiêu Kim Tiền Vượt Thác đường giáo kỳ ảo không biết đâu mà lường. Cao Sơn dùng chiêu Ô Long Cổn Địa chống trả ầm ầm long trời lở đất. Cao Sơn không bỏ lở dịp may đánh luôn ba chưởng, Tào Hổ múa giáo chống đở, đùng đùng ầm ầm dậy núi dậy non, hai bên đánh nhau trên bốn mươi hiệp.

Cao Sơn hét lớn, thúc ngựa lao tới tay phải ra chiêu Long Hổ Xuất Du, tay trái ra chiêu Xuyên Chỉ Triệt Ma ánh đao chớp chớp, chỉ phong véo véo. Tào Hổ ra sức chống đở chiêu đao, liền bị trúng ngay một chỉ, muốn nhào xuống ngựa, nhanh như tia chớp Cao Sơn lao tới chém một đao, chết không kịp ngáp.
Về sau có thơ khen rằng:
Phương Nam nào dễ hết anh hùng
Dời non lấp biển đất trời rung
Đường đao chơm chớp muôn vạn dặm
Khiếp vía kinh hồn giặc cáo chung.

Nói về Mao Lợi thấy Tào Hổ lâm nguy liền phi ngựa ra cứu vãn, nhưng không còn kịp nữa Tào Hổ hồn lìa khỏi xác bỏ mạng sa trường.

Mao Lợi thấy chết liền hai Tướng sôi gan hét lớn:
   Nộp mạng đây.

Liền thúc ngựa lao tới chém như mưa trút, Cao Sơn chống đở muốn hụt hơi. Đúng là kỳ phùng địch thủ, kẻ năm lạng, người nửa cân, hai bên đánh nhau long trời lở đất, đao qua giáo lại ầm ầm đùng đùng dậy núi dậy non, đá chạy, cát bay, mịt mù trời đất, choang, choang, đinh tai nhứt óc. Quả là trận chiến kinh thiên động địa, đánh hơn ba mươi hiệp, Mao Lợi muốn giết ngay địch thủ bằng niệm chú thổi ra một luồng âm phong. Cao Sơn kinh hãi bỏ chạy, Mao Lợi rượt theo, bổng Cao Sơn biến mất, Mao Lợi kinh hãi, không biết Cao Sơn ở đâu thời liền trúng ngay một chỉ, té nhào xuống ngựa. Cao Sơn lao tới chém một đao chết tốt.
Về sau có thơ khen rằng:
Mấy đời danh Tướng tiếng hùng anh
Tung hoành trận địa đánh giặc Ân
Đường đao tuyệt thế xơi ba Tướng
Rền vang danh tánh rạng trời xanh.

Nói về Cao Sơn chém chết Mao Lợi thời nghe trên không có tiếng quát, kèm theo tia chớp đánh xuống. Cao Sơn thất kinh né tránh, đùng đùng đùng hiện ra ba cái hố lớn. Cao Sơn thấy người đánh mình là một thiếu phụ xinh đẹp, mặt đầy sát khí, người thiếu phụ ấy là ai thế, còn ai nữa vợ hai của  Ân Mao Vương, mẹ của Mao Lợi.

Nói về Nghịch Phong mẹ của Mao Lợi thấy con mình lâm nguy liền bay xuống cỡi con thiên lý mã bay tới trận địa nhưng không còn kịp nữa, Mao Lợi đã trúng một đao bỏ mạng. Nghịch Phong quyết giết chết Cao Sơn trả thù cho con không ngờ Cao Sơn tránh được. Nghịch Phong còn ở trên không hóa phép, trời đất tối mù tối mịt, yêu tinh quỉ dữ hiện ra đầy trời, xông tới chém giết quân Văn Lang.

Cao Sơn ra sức chống lại yêu tinh quỉ dữ, trận chiến xảy ra vô cùng ác liệt, cuồng phong càng lúc càng mạnh, quân Văn Lang ngã rạp, yêu tinh chém giết tơi bời. Cao Sơn phóng ngựa thoát thân.

Nhưng tiếng quát lanh lảnh:
   Chạy đâu cho thoát.

Tức thời một luồng tia sáng ập đến, Cao Sơn múa đao chống đở, ầm ầm khủng khiếp, trước thần lực kinh hồn của nữ Tướng giặc. Cao Sơn chống trả hơn mười chiêu, thời trúng ngay một kiếm bỏ mạng.

Giết chết Cao Sơn, Nghịch Phong thu phép tức thời trời quang mây tạnh, yêu tinh quỉ dữ biến mất, quân Văn Lang chết sạch không còn một người.

Trên quan sát đài Nguyên Minh cùng các Tướng kinh hồn bạc vía. Đa Kế thở dài nói:
   Không ngờ giặc Ân có Tướng nữ tài ba như vậy.

Nguyên Minh cùng các Tướng đem xác Cao Sơn về doanh trại, tẩm liệm cho người đưa về quê an táng.

Nói về Nghịch Phong giết chết Cao Sơn, tiêu diệt năm nghìn quân Văn Lang, ôm xác con bay về trại, Ân Mao Vương tức giận râu tóc dựng đứng, ra lệnh cho các Tướng Lĩnh về hộp, quyết một trận với quân Văn Lang. Cùng lúc ấy quân Hung Nô tấn công thành Xích Linh, chúng bắt hơn ba vạn dân Văn Lang, vận chuyển dầu, cây, dây, thang, lá chắn, những dụng cụ công phá thành, ở các Châu Phủ, chúng đã chiếm đóng, vận chuyển hết đến thành Xích Linh, mở ra trận đánh công phá thành quy mô, chiếm được thành Xích Linh coi như chiếm được Đông Bắc Văn Lang.

ĐẠI PHÁ QUÂN HUNG NÔ

Đây nói về quân Xích Linh, vừa lọt vào tầm ngắm của quân xâm lược. Tức thời hai bên đường cây cối rậm rạp tên bắn ra như mưa.

Lạc Hồng thất kinh la lớn:
   Có quân mai phục, có quân mai phục. Lui quân, lui quân, lui quân mau.

Trong tình thế tên giặc bắn ra xối xả. Quân Xích Linh lui ra khỏi đồi Vạn Linh chết chóc thương vong rất lớn. Tàn quân lui về thành Xích Linh trong tình cảnh vô cùng thê thảm, tả tơi chết chóc hơn phân nửa.
Mới hay cuộc sống trên đời
Lầm thang khốn khổ bỡi gì ngoại xâm.

Họa nầy chưa hết thời họa khác đã kéo đến, quân Hung Nô từ các ngã kéo đến bao vây Xích Linh Giao Châu. Nhìn quân Hung Nô bao vây trùng trùng điệp điệp.

Lạc Hầu Vương than rằng:
   Mất đi văn hóa Cội Nguồn là mất đi tất cả, lệ thuộc nô lệ văn hóa phương Bắc, thời đại họa giáng xuống không sao tránh khỏi. Tinh thần dân chúng bị mê hoặc bỡi văn hóa phi nghĩa xâm lược của ngoại lai, làm cho Bắc Văn Lang tan rã sự đoàn kết, chia năm, xẻ bảy, nổi lên đòi trự trị, theo văn hóa đấu tranh, tranh giành quyền lực, nồi da nấu thịt ở phương Bắc, thời làm sao tránh khỏi ngoại bang thôn tính.

Nói về quân hung nô từ các ngã kéo đến đông như kiến bao vây thành Xích Linh. Sau ba ngày thời quân Hung Nô tấn công thành Xích Linh, nhờ lực lượng yêu tinh, quỉ dữ hổ trợ. Nhờ kế sách của Lạc Kim Tiên, quân Hung Nô ý đồ tấn công đã thất bại vì yêu tinh, quỉ dữ chúng khiếp sợ uy linh Quốc Tổ. Hung Nô Vương là tay hung tàn bạo ác chúng không dễ gì chịu thua, bằng trăm phương nghìn kế, chiếm lấy cho được Xích Linh Giao Châu.

Quân Hung Nô là quân hung tàn bạo ác, không có việc ác nào mà chúng không làm, chúng bắt dân chúng Bắc Văn Lang, cũng như tù binh Văn Lang có hơn ba vạn người,  đày đọa không khác gì sống trong địa ngục. Chúng bắt dân chúng khuân vác dụng cụ, vận chuyển thang giây, vận chuyển dầu, vận chuyển cây, vận chuyển đá, vận chuyển những vật dễ cháy, từ các Châu, Quận, Huyện, chúng đã chiếm lấy được, vận chuyển cả ngày lẫn đêm, đến Xích Linh để chúng công phá thành.

Lạc Hầu Vương cùng các Quan nhìn thấy quân Hung Nô vận chuyển dụng cụ công phá thành càng lúc càng nhiều, thời vô cùng kinh hãi. Trong lúc lo sợ thời có chim bồ câu đưa thơ từ Huyện An Giao gởi tới. Nội dung thơ như sau: Quân chủ lực đã đến An Giao, cho người đến gặp Đô Tướng, người báo Ngô Việt. Lạc Hầu Vương  thấy hai chữ Ngô Việt liền tin tưởng hết sức mừng rỡ, liền cho người theo đường bí mật đến An Giao.
Không thể ngồi yên khi quân thù xâm lược
Không thể ngồi yên khi nước non loạn lạc
Hãy đứng lên, nào hiệp lực chung tay cứu nước
Giành lại quyền sống, quyền mưu cầu hạnh phúc
Quyền mưu sanh, quyền độc lập, quyền tự do.

Đây nói về Đô Tướng Cao Hải, theo lịnh Tướng Soái Nguyên Minh, thống lãnh 10 vạn quân âm thầm đến Huyện An Giao, âm thầm dựng trại đóng đô ở đó, tùy cơ ứng biến triệt phá quân giặc. Cao Hải là người không những văn võ song toàn, mà cơ trí cũng hơn hẳn người, luôn luôn cho người nắm bắt thông tin, chính xác thành lập đội quân thám báo thiện nghệ, hoạt động rộng khắp. Nên hiểu rõ cánh quân Long Giao đã thắng trận, lại hiểu rõ quân Hung Nô đang ráo riết chuẩn bị tấn công Xích Linh Châu bằng gọi bố chính Ngô Việt, Huyện An Giao đến, dùng chim bồ câu đặc biệt gởi thư cho Lạc Hầu Vương.

Cao Hải cùng các quan Tướng đang bàn kế sách đánh quân Hung Nô, thời có thám báo vào báo:
   Bẩm Đô Tướng quân, có người từ thành Xích Linh tới.

Cao Hải nói:
   Cho mời vào.

Cao Hải nhìn người mới đến thời nhận ra ngay, không  phải là quân binh bình thường, mà là một Đại Tướng quân cơ trí hơn người, bằng thi lễ mời ngồi. Người làm nhiệm vụ quan trọng bí mật kia là ai thế, còn ai nữa nếu không phải Đinh Hoàng tướng quân thời ai đảm nhiệm trong trách nầy. Đinh Hoàng tướng quân đã từng nghe tiếng hai anh em nhà danh gia Cao Hải, Cao Sơn. Đúng là danh bất hư truyền. Cao Hải tướng người uy nghiêm, hai con mắt sáng ngời, trầm lặng khác thường, đúng là mẫu người có tài cơ trí hơn người.

Đinh Hoàng thi lễ nói:
   Đinh Hoàng tôi được lệnh ký thác của Lạc Hầu Gia, đến đây bàn kế sách triệt phá quân Hung Nô.

Hai bên thi lễ khách sáo xong rồi đi ngay vào vấn đề chính. Đinh Hoàng thông báo tình hình quân Hung Nô xong. Rồi nói rằng:
   Theo tình hình nhận biết của tôi, thời nội trong ngày mai chúng tấn công phá thành.

Cao Hải hỏi:
   Tướng quân từ thành Xích Linh đến đây dọc đường có thấy quân Hung Nô mai phục không? Nếu có chúng phòng bị thế nào?

Đinh Hoàng nói:
   Quân Hung Nô chiếm lĩnh các Châu Huyện một cách dễ dàng, sanh ra cao ngạo, xem quân binh Văn Lang không vào đâu. Nên sự đề phòng không cao độ, trên đường từ Xích Linh đến đây không thấy quân Hung Nô mai phục, quân Hung Nô rất mạnh về kỵ binh, chúng duy chuyển rất nhanh, chỉ trong vòng một giờ, chúng duy chuyển hơn mấy mươi dặm, muốn tiêu diệt hết chúng không phải dễ. Hiện giờ chúng tập trung lực lượng cao độ tấn công thành, nên không mấy chú trọng quân Văn Lang tấn công, vì chúng nghĩ quân Văn Lang chỉ là quân nhỏ lẽ, hiện đang trấn giữ các Châu thành, nên không còn cơ hội để tấn công chúng.

Cao Hải hỏi:
   Chúng ta có thể chịu đựng được mấy ngày công phá thành của chúng.

Đinh Hoàng nói:
   Tuy thành Xích Linh là thành trì kiên cố, có lợi thế phòng thủ cao, nhưng trước sức mạnh của quân Hung Nô, nếu khéo điều binh khiển Tướng, kết hợp toàn lực lượng dân chúng trong thành, có thể cầm cự hơn mười ngày.

Cao Hải nói:
   Chỉ cần cầm cự ba ngày là đủ. Quân Hung Nô tính khí hung bạo, chúng tấn công ba ngày hao binh tổn Tướng, mà chưa chiếm được thành, chúng sẽ nổi điên lên tấn công luôn cả đêm, đến đêm thứ ba quân hung nô ráo riết công phá thành khi thấy Nam trại, Tây trại, Đông trại quân Hung Nô bị cháy, quân Hung Nô rối loạn, thời mở cổng thành ùa ra tiêu diệt chúng, chúng ta quyết tử với chúng một trận, còn mất thắng thua nầy.

Hai bên bàn bạc xong đâu vào đấy, màng đêm buôn xuống, Đinh Hoàng dùng thuật kinh công đi trong đêm như một bóng ma, với quân binh Hung Nô không có sự cảnh giác cao, nên Đinh Hoàng qua mặt chúng một cách dễ dàng, theo con đường bí mật trở về thành Xích Linh.
Nước non gặp lúc nguy nan
Vẩn còn những kẻ hiếu trung sáng ngời
Kể gì sống chết cuộc đời
Ngày đêm ra sức chống thời ngoại xâm.

Đây nói về Hung Nô Vương, cùng hai người con là Hung Đa Di, Hung Quân Liệt mỗi người con thống lãnh 10 vạn quân. Hung Nô Vương thống lãnh 12 vạn quân ồ ạc xâm chiếm Đông Bắc Văn Lang, thế mạnh như chẻ tre, cuồn cuộn như nước lũ tràn tới, tràn tới đâu cuốn sạch tới đó. Những bộ lạc Bách Việt Văn Lang, ảnh hưởng văn hóa phương Bắc, chỉ cần vài trăm, vài nghìn nóc nhà cũng nổi lên xưng Vua Chúa đòi tự trị, làm rối loạn tình hình Bắc Văn Lang, chia năm xẻ bảy, sức mạnh đoàn kết toàn dân không còn nữa, như một bó đủa đã rời từng cây. Chính người dân Bắc Văn Lang đã mở ra trang sử suy tàn, mở đường cho các thế lực ngoại ban, có cơ hội xâm lược Bắc Văn Lang. Quân Hồ, quân Ân, quân Hung Nô, thấy thời cơ đã đến chúng làm gì bỏ qua cơ hội, liền kéo quân xâm lược Bắc Văn Lang, thế mạnh như cuồng phong vũ bão. Những bộ lạc, tự mình đánh mất truyền thống Anh Linh, Đại Nam Văn Lang con cháu Tiên Rồng, chạy theo văn hóa phương Bắc, học đòi theo văn hóa phương Bắc, chỉ cần vài trăm, vài nghìn nóc nhà, cũng nổi lên xưng Vua, xưng Chúa, đòi tự trị, bị quân Hung Nô quét sạch, như quét rác, không mấy khó khăn, những Vua Việt nổi lên đòi tự trị chết thê chết thảm.
Sau có thơ rằng:
Ôi những kẻ lầm đường lạc lối
Lạc tâm hồn vào lối yêu ma
Tự mình rước giặc vào tha
Chúng đâm, chúng chém, chúng xơi sạch sành.

Chỉ còn thành Xích Linh, khí thế con Rồng cháu Tiên, luôn vang dội dòng máu hùng anh. Quân Hung Nô hiểu rõ chỉ cần chiếm được thành Xích Linh, thời coi như chiếm lĩnh hầu hết Đông Bắc Văn Lang, còn mấy Châu thành phía Nam Xích Linh là những Châu thành nhỏ, trục lợi giao thương không như thành Xích Linh, phải nói thành Xích Linh là trung tâm giao thương các Châu thành Đông Bắc Văn Lang, dân chúng nơi Xích Linh Giao Châu giàu có vô cùng, không những về ngành thủy sản, hải sản, nông sản, lâm sản, mà ngành giao thương, đa ngành buôn bán cũng vô cùng tấp nập, miếng mồi béo bở thèm muốn của quân Hung Nô, nên chúng quyết tâm chiếm cho được Xích Linh Giao Châu. Quân Hung Nô sau khi quét sạch, những ông Vua Việt nổi lên đòi tự trị, như giết một con chó. Rồi từ Tây Bắc, Bắc, Đông Bắc, địa phận Đông Bắc Văn Lang, chúng chia làm ba mũi chính, như ba con đĩa khổng lồ quơ cái vòi hút máu, từ ba hướng lao nhanh tới thành Xích Linh, bao vây chận nghẹt ba cổng chính trong bất xuất, ngoại bất nhập, hầu cô lập, nếu không đầu hàng thời chết lần chết mòn, cuối cùng cũng phải dâng thành cho chúng. Chúng chận nghẹt ba cổng chính, Nam cổng, Bắc cổng, Tây cổng, chúng quyết chiếm cho được thành Xích Linh, nên đóng đô lập doanh trại cách ba cổng thành không xa. Tây trại do Hung Đa Di, thống lãnh chỉ huy. Nam trại do Hung Nô Vương, thống lãnh chỉ huy. Bắc trại do Hung Quân Liệt, thống lãnh chỉ huy. Chúng bắt dân chúng Văn Lang hơn ba vạn người làm nô lệ vận chuyển dụng cụ công phá thành. Sau những ngày chửng bị đầy đủ, không chần chờ gì thêm nữa chúng ra lịnh tấn công, chúng tấn công ngay trong đêm thứ ba, những kế sách bị thất bại, và chúng chuyển sang tấn công bằng ngày.
Trời thức giất ôi mây mù trắng xóa
Gió lạnh về như lan tỏa vào tim
Mây lững lờ như buồn bả mông mênh
Một cái chết đang gần kề trước mắt
Những linh hồn âm phủ đã gọi tên.

Quân Hung Nô bắt đầu chuyển động, tiếng tù thúc quân vang dậy cả non sông, chúng ào ào hò hét thi nhau lao tới cung thành.
Nghe tù trận hụ lên vang dội
Như báo rằng chiến trận đến nơi
Kia kìa ác quỉ hò reo
Ào ào nhanh chóng leo lên cung thành
Chúng thét gào rền trời rền đất
Như đòi hồn ăn nuốt kinh Thiên
Nối đuôi chen lấn leo lên
Vạn nghìn con chuột khiếp kinh bạc hồn.

Quân Hung Nô như hàng vạn con chuột ào ào leo lên tường, bên dưới có quân xạ tiển bắn như mưa yểm trợ.

Đây nói về Lạc Hầu Vương, cùng các Quan nóng lòng chờ đợi, bổng từ đường hầm bí mật xuất hiện một bóng người. Lạc Hầu Vương cùng các Tướng nhận ra ngay Đinh Hoàng, ai nấy đều vui mừng hớn hở. Đinh Hoàng nhanh chóng thuật lại tất cả những gì mình đã thấy, rồi lấy ra một bức thơ, do Cao Hải gởi nói lên những cơ mật tiêu diệt quân Hung Nô.

Nội dung thơ như sau: Tất cả quân binh trong thành, ra sức chống trả đến ngày thứ ba, theo tính khí hung hản của quân Hung Nô, thời chúng sẽ tấn công cả ngày lẫn đêm, từ đêm thứ ba trở lên. Khi trên thành thấy ba doanh trại của quân Hung Nô bị bốc lửa, thời mở cổng thành xông ra tử chiến với chúng, thắng hay thua cũng chỉ trong một trận đánh nầy. Lạc Hầu Vương cùng các Quan bàn bạc chiến thuật phòng thủ suốt ngày cả đêm, hầu tìm ra giải pháp tốt nhất. Quân dân thành Xích Linh đồng một lòng chống trả đến cùng, chuẩn bị cho tử chiến lên đến tột đỉnh. Trên thành quân dân nhìn thấy quân Hung Nô chửng bị tấn công, đều đồng loạt cầu nguyện Anh Linh Quốc Tổ phù hộ. Nhờ thế mà tinh thần quân dân bình tỉnh lạ lùng, để cho quân Hung Nô leo lên hơn nữa thành, thời trống chiêng nổi lên quyết tử.
Thế là lao giáo như mưa
Lửa, dầu, đổ xuống khiếp kinh bạc hồn
Cây, đá, ném xuống ầm ầm
Hung Nô bỏ mạng rồi đời lớp lang
Đất trời rung chuyển rền vang
Hung Nô phơi xác chết thôi kể gì
Ba ngày ra sức công thành
Cũng không chiếm được quân thù lộn gan
Hung Nô gào thét dậy non
Đêm về trận chiến càng thêm kinh hoàng
Bổng đâu lửa dậy đùng đùng
Vang trời ngựa hí khắp cùng thiên la
Hung Nô doanh trại cháy tiêu
Binh trời ập tới bao vây trong ngoài
Hung Nô khiếp vía kinh hồn
Quân binh rối loạn dập dồn đạp nhau
Cổng thành đã mở toan ra
Quân binh lũ lượt xông ra chém nhầu
Hung Nô ngã rạp tơi bời
Mở đường tẩu thoát hãi hùng khiếp kinh.

Đây nói về Hung Nô Vương, Hung Đa Di, Hung Quân Liệt vì xem thường tinh thần chiến đấu quân dân thành Xích Linh. Nên chuẩn bị không chu đáo, ỷ đông chỉ cần tấn công là chiếm được thành, không ngờ quân Văn Lang phòng thủ vững chắc. Quân Hung Nô chết như rạ, tấn công liền ba ngày đi tiêu hơn ba vạn quân, mà vẩn không chiếm được thành, điên tiết dồn quân tấn công luôn cả ngày lẫm đêm. Nhờ sự hổ trợ của yêu tinh ma quỹ chúng làm cho trời đất tối tăm mù mịt, nhưng chúng không vào được trong thành, nên không gây ra sự rối loạn trong quân binh. Đang lúc hăn say tấn công, bổng thấy lửa đỏ dậy trời, ba doanh trại Hung Nô bị bốc cháy.

Hung Nô Vương, Hung Đa Di, Hung Quân Liệt kinh hãi la lên:
   Chuyện gì thế? Chuyện gì thế?

Bổng nghe ngựa hí vang trời quân reo dạy đất, Hung Nô Vương hét lớn:
   Chúng ta bị quân Văn Lang chiếm lấy doanh trại, cũng như bao vây chúng ta, mau phá vòng vây lui quân.

Cùng trong lúc ấy các cửa thành mở toan, quân binh ùa ra chém giết dữ dội. Hung Nô Vương, Hung Đa Di, Hung Quân Liệt khiếp vía, không biết địch ở nơi nào nhiều hay ít, chỉ nghe ngựa hí vang trời quân reo dậy đất, chiêng trống ầm ầm làm khiếp nhược tinh thần quân Hung Nô. Quân Hung Nô dẩm đạp lên nhau chạy toán loạn.

Nói về Hung Đa Di dẫn bại quân phá vòng vây, ùa nhau chạy về phía Tây Bắc, thời nghe tên bắn xối xả như mưa,  đội kỵ binh nhanh chóng vượt lên, thời nghe một tiếng quát long trời lở đất:
   Chạy đâu cho thoát.

Tức thời tướng lĩnh quân Văn Lang múa đao chém tới Hung Đa Di, Hung Đa Di múa giáo chống đở rồi quày ngựa bỏ chạy, gặp phải quân phục kích, Hung Đa Di không còn tinh thần chiến đấu, thúc ngựa chạy thoát về hướng Bắc, quân Văn Lang không rượt đuổi vì chỉ có hơn năm trăm quân.
Sau có thơ rằng:
Văn lang con cháu Tiên Rồng
Anh hùng gan dạ lẫy lừng muôn thu
Đánh cho khiếp vía ngoại xâm
Đánh cho hổ báo vùi chôn trận tiền
Đánh cho quân giặc đảo điên
Thây phơi rợp đất, xác phơi đầy đồng
Vốn loài ăn cướp non sông
Tàn đời lũ giặc vùi chôn tàn đời.

Đây nói về Hung Quân Liệt kinh hồn bạc vía chưa biết chạy về hướng nào, thời nghe tiếng quát lanh lảnh:
   Chạy đâu cho thoát.

Múa kiếm thúc ngựa lao vào chém Hung Quân Liệt, Hung Quân Liệt múa giáo chống trả.

Bổng có tiếng quát như sấm:
   Để thằng giặc nầy cho tôi.

Đinh Hoàng múa thương đâm tới vèo vèo, Hung Quân Liệt ra sức chống trả, bổng có tiếng nói quân gia chạy theo lối nầy, Hung Quân Liệt còn tinh thần đâu mà chiến đấu, đành thúc ngựa đào tẩu.

Bổng có tiếng quát:
   Chạy đâu cho thoát.

Tức thời một người xuất hiện trường đao chém tới ầm ầm, Hung Quân Liệt kinh hãi:
   Tướng Văn Lang ở đâu mà đông thế.

Ráng thúc ngựa chạy dài, quân Văn Lang tha hồ mà chém mà giết.

Đây nói về Hung Nô Vương trong lòng chưa hết kinh hãi:
   Không hiểu quân Văn Lang ở đâu tới mà đông đến thế?  Không lẽ từ trên trời rơi xuống? Từ dưới đất chui lên?

Hung Nô Vương phá vòng vây chạy về hướng Tây. Bổng một tiếng quát như sấm nổ:
   Ta chờ ngươi đã lâu mau nộp mạng đi.

Tức thời thanh trường đao như sấm sét đánh tới, tướng Hung Nô Vương đưa lao lên chống đở ầm ầm đùng đùng, vị Tướng Văn Lang nào để cho Tướng Hung Nô kịp trở tay, thanh trường đao như tia chớp chém tới Tướng Hung Nô tránh không kịp trúng một đao ngã gục. Hung Nô Vương lấy làm kinh khiếp, liền hóa phép nổi lên một trận cuồng phong mù trời mịt đất, phá vòng vây chạy trốn thoát, người Tướng Văn Lang kia là ai làm cho Hung Nô Vương khiếp vía như vậy, người đó chính là Đô Đại Tướng Cao Hải.

Đây nói về Đại Đô Tướng quân Cao Hải, sau khi thảo luận cùng Đinh Hoàng, những khó khăn cùng thuận lợi, những gì cần làm ngay, tất cả đều lên phương án cẩn mật cho trận tiêu diệt quân Hung Nô. Sau khi Đinh Hoàng đi rồi, Cao Hải cùng các Tướng Lĩnh với một quyết tâm cao, quyết tử cho Tổ Quốc quyết sinh, không hổ danh là con Rồng cháu Tiên.
Sau có thơ khen rằng:
Từ thuở cha ông thuở Hồng Hoang
Anh Linh truyền xuống nước Văn Lang
Tiên Rồng nòi giống uy Linh ấy
Khí phách hùng anh ngút mây ngàn
Truyền thống Anh Linh rền trời đất
Quân thù cướp nước mộng tiêu tan
Phương Nam rền mãi lòng bất khuất
Trung, hiếu, trải lòng khắp nước non.

Cao Hải nói:
   Chúng ta là con cháu Tiên Rồng, luôn luôn thừa kế những gì ông cha để lại. Bổn phận làm con cháu như chúng ta, phải hết lòng bảo vệ non sông Tổ Quốc, không để mất đi một tất đất, dù phải hy sinh tính mạng. Giặc Ân, giặc Hung Nô, giặc Hồ, chúng là loài yêu tinh, quỹ dữ, chuyên hút máu người, và luôn có dã tâm xâm lược đất chúng ta, chúng đã tràn qua, cướp của giết người, bắt dân ta làm nô lệ, ăn thịt trẻ con, hảm hiếp con gái, đàn bà, phụ nữ, vơ vét của cải, con gà con chó chúng chẳng tha, dân chúng khiếp sợ trốn chạy, bệnh tật, đói, rét, chết khắp nẻo đường, cha mất con, vợ mất chồng, mối thù xâm lược nầy chúng ta bắt chúng phải trả, chúng đã dẩm chân lên quê hương tổ quốc chúng ta, thời chúng không còn cơ hội để mà trở về, thân xác của chúng phải đổ xuống làm phân cho đất phương Nam. Chúng ta không thể đứng nhìn mà phải chiến đấu thật anh dũng. Chiến đấu quên mình, chiến đấu vì muôn dân, chiến đấu vì non sông tổ quốc. Đã ra quân thời quyết tử, các tướng nói theo đã ra quân thời quyết tử, đã ra quân thời quyết tử.

Cao Hải ra lịnh:
   Bố Chính Ngô Việt, nghe lịnh, có thuộc hạ. Tướng quân dẫn 5 nghìn quân, tấn công vào Nam doanh trại của quân Hung Nô, đi ngay trong đêm nay, âm thầm lặng lẽ khi trời sáng thời cho quân ẩn núp thật kín đáo, cách xa doanh trại chúng chừng khoảng 20 dặm, không cho chúng phát hiện ra chúng ta, chờ đêm xuống chúng ta duy chuyển quân nhanh chóng, bất ngờ tấn công vào Nam doanh trại của chúng, tiêu diệt sạch, đốt sạch, tiến quân ra bao vây tiêu diệt quân Hung Nô, tuân lịnh.

   Phan Thanh Hải, nghe lịnh, có thuộc hạ. Tướng quân dẫn 5 nghìn quân tấn công vào Tây doanh trại quân Hung Nô, đi ngay trong đêm nay, âm thầm lặng lẽ  khi trời sáng thời cho quân ẩn núp thật khéo léo kín đáo, phải đảm bảo an toàn bí mật cách xa đoanh trại chừng 20 dặm chờ đêm xuống chúng ta duy chuyển quân nhanh chóng bất ngờ tấn công vào doanh trại tiêu diệt gọn đốt sạch, rồi kéo quân phục kích đường mòn chận đánh đường rút lui của chúng, tuân lịnh.

   Trương Việt Hàn, nghe lịnh, có thuộc hạ. Tướng quân dẫn theo 5 nghìn quân, bí mật đi đường vòng bọc xuống phía Đông, vượt qua địa giới thành Xích Linh, khi trời sáng thời cho quân ẩn núp kín đáo, cách xa doanh trại chừng 20 dặm không cho chúng phát hiện ra chúng ta, đêm xuống thời duy chuyển quân nhanh chóng bất ngờ tấn công vào Bắc doanh trại quân Hung Nô, tiêu diệt sạch, đốt sạch, rồi kéo quân ra phục kích những đường mòn tiêu diệt quân hổn loạn tháo chạy của chúng, tuân lịnh.

   Ngô Việt Tiên nghe lịnh, có thộc hạ. Tướng quân thống lãnh 2 vạn quân, từ phía tây đánh xuống phía sau lưng địch, dồn chúng vào chân tường thành Xích Linh, tha hồ mà chém giết, tuân lịnh.

   Nguyên Hạo Hạo nghe lịnh, có thuộc hạ. Tướng quân thống lãnh 2 vạn quân từ phía Đông đánh thọc lên, bao vây tiêu diệt chúng, tuân lịnh.

   Còn ta thống lãnh 3 vạn quân từ phía Nam sau lưng chúng đánh tới. Nói về các Tướng Lĩnh sau khi nhận lịnh âm thầm lặng lẽ triển khai lực lượng, di chuyển trong đêm, theo kế hoạch đã dự định, quân Hung Nô không hề hay biết gì cả, chờ đêm xuống là đồng loạt tấn công.

Đây nói về quân Hung Nô chỉ lo tập trung lực lượng công phá thành, vì chưa nắm bắt được thông tin quân chủ lực Văn Lang đã đến, nên không có sự đề phòng, quân Văn Lang lại vô cùng bí mật di chuyển. Quân Hung Nô công phá thành ba ngày mà không chiếm được, lại hao quân tổn tướng rất nhiều, đi tiêu ba vạn, Hung Nô Vương sôi gan, hộp hai con cùng các Tướng lĩnh, bàn kế sách chiếm cho được thành Xích Linh nội trong một đêm một ngày.

Hung Đa Di nói:
   Hãy huy động toàn lực lượng thang giây, và nhiều phương tiện công phá thành khác, dồn hết tấn công vào đêm nay, sáng mai là chiếm lấy thành Xích Linh.

Hung Quân Liệt nói:
   Hãy triệu yêu tinh, quỉ dữ đến làm phép yểm trợ cho quân ta, làm cho mù trời mù đất chúng không thấy được quân ta, chúng ta mới ồ ạc xông lên chiếm lấy thành nhanh chóng.

Hung Nô Vương khen:
   Con nói phải.

Thế là trong đêm hôm đó quân Hung Nô dốc toàn lực lượng, công thành có sự yểm trợ của yêu tinh quỉ dữ. Ánh dương quang đã chìm lần trong đêm tối. Tiếng rĩ rả côn trùng, tiếng rì rào của gió, mãi rì rầm than thở liên miên, giọt sương còn chưa tượng hình thành. Thời bầu trời bổng nhiên đen ngòm, tối mù tối mịt, đèn đuốc trên thành tắt ngúm hết thảy. Quân Hung Nô ào ào leo lên thành như nước tràn lên đê, trong đêm tối quân Xích Linh chém lớp nầy chúng ào lên lớp khác, không còn cách gì chống trả lại nổi. Trong tình thế nguy cấp cấp ấy.

Thời thấy ba doanh trại quân Hung Nô bốc cháy ngùn ngụt, lửa đỏ rực cả bầu trời, quân reo dậy đất, cùng lúc ấy cuồng phong mây đen cũng tan biến hết, quân Hung Nô khiếp hoảng khi nghe tiếng tù rút quân bỏ chạy, bị quân Xích Linh chém, bắn, xối xả chết la liệt, nằm dày trên mặt thành. Thấy quân Hung Nô rối loạn không leo lên tường thành nữa, theo còi lịnh quân Xích Linh mở cổng thành lao ra chém quân Hung Nô như chém chuối.
Về sau có thơ rằng:
Tiếng quân reo dậy trời dậy đất
Chiêng, trống rền khiếp vía Hung Nô
Đùng đùng đao kiếm như mưa
Ầm ầm trận địa khiếp kinh hãi hùng

Giặc Hung Nô bịt bùng gươm giáo
Đạp lên nhau chạy tháo, chạy chui
Tên bay, lao, giáo, khắp nơi
Hung Nô bỏ mạng ôi thôi khắp cùng

Một trận chiến lẫy lừng sông núi
Quân Hung Nô khiếp vía hồn kinh
Tiên Rồng nào phải dễ xơi
Tàn đời xâm lược ôi thôi tàn đời

Cờ đại nghĩa ngời ngời chiến thắng
Quân Hung Nô phơi xác như non
Đáng đời lũ giặc ngoại xâm
Đáng đời lũ giặc vùi chôn đáng đời.

Nói về quân Hung Nô bại trận chạy sống chạy chết khi không còn thấy quân Văn Lang rượt đuổi nữa, thời mới cho quân dừng nghĩ.

Hung Nô Vương than vắng thở dài:
   Quân Văn Lang là quân Trời, mới lợi hại như vậy.

Điểm lại quân binh thời chết hơn phân nữa, Hung Nô Vương cứ than thở mãi. Bổng thấy quân binh lao tới, Hung Nô Vương kinh hãi, tưởng là quân Văn Lang đuổi theo, chừng khi nhìn kỷ thời không phải, đó là tàn quân của Hung Đa Di, và quân của Hung Quân Liệt, cha con gặp nhau than thở không thôi.

Hung Quân Liệt, nói:
   Không hiểu quân Văn Lang ở đâu ra mà đông đến thế, chạy chỗ nào cũng gặp phải quân Văn Lang.

Thật ra quân Văn Lang chỉ có 10 vạn mà thôi, chỉ khéo chủ động, bày binh bố trận, làm cho quân địch hoang mang khiếp sợ, cứ tưởng như hàng mấy mươi vạn quân. Trong chiến tranh, kẻ nào nắm chủ động, về tâm lý, chủ động về bày binh bố trận, chủ động về trận chiến, chủ động đường tiến lui, hiểu rõ về quân địch, mà địch chẳng hiểu rõ gì về mình, chủ động trong mọi tình huấn, chủ động trong mọi thời cơ. Thời coi như phần thắng đã thuộc về mình, quân Hung Nô có hơn 30 vạn quân chỉ thua một trận mà đi tiêu hơn phân nữa, giờ chỉ còn, không đầy 15 vạn quân, Hung Nô Vương mất hết ý chí xâm lược.

Hai người con Hung Nô thấy vậy liền khuyên:
   Còn nước còn tác cũng cố lại lực lượng hợp với quân Ân, tiêu diệt quân Văn Lang.

Hung Nô Vương như có tia sáng liền cho người thám thính quân Ân thắng bại ra sao rồi hể tính.

BẠI LỘ CƠ MƯU

Đây nói về tình hình chiến sự Ninh Giao Châu, Lạc Đại Vương, Hầu Thái Công, Nguyên Dực, cùng các Tướng Lĩnh, bàn bạc đưa ra nhiều giải pháp ưu việt nhất, hiệu quả nhất, tiêu diệt quân Ân, quân Hồ.

Nào hay trong lúc bàn bạc, có hai con yêu tinh ẩn mình nghe lén, những cơ mật binh pháp, đây là một tổn thất lớn,  có thể nói ván cờ đã bại lộ, đưa đến thất bại mà không hay biết gì cả. Sát Sát nương nương là tay xão quyệt, nắm bắt tất cả cơ mật thông tin của quân Văn Lang, nhưng làm ra như mình không hay biết, quân binh không động đậy gì cả. Nhưng thật ra Sát Sát đã triển khai quân binh hết rồi, Tướng soái Nguyên Dực, nắm bắt được thông tin cuối cùng là quân Ân chưa xuất binh.

Nguyên Dực cùng các Tướng rời khỏi thành Ninh Châu trở về doanh trại, triển khai lực lượng, điều động quân binh, theo kế sách đã thống nhất chung, chia quân làm ba đạo quân Một đạo quân đến đồi Vạn Lâm phục kích. Một đạo quân bọc về hướng Đông vượt qua đồi Vạn Lâm, đánh bọc sau lưng chận đường rút lui của giặc. Một đạo quân chủ lực bọc về hướng Tây vượt qua khỏi đồi Vạn Lâm, chận đứng đường tháo chạy quân Ân, rồi tiến thẳng chiếm lại thành Kinh Châu, khí thế ra quân với niềm tin chiến thắng.

Nói về Hầu Tướng Quân, theo lịnh của chủ soái Nguyên Dực, thống lãnh 5 vạn quân tức tốc lên đường trong đêm tối, đến đồi Vạn Lâm phục kích, trước khi trời sáng hầu tránh tai mắt quân Ân phát hiện. Khi đạo quân đến gần đồi Vạn Lâm, thời thấy âm khí nặng nề, sương rơi lớp lớp, cơn gió âm u như mang đầy sự chết chóc, hầu Tướng quân bổng rùng mình như linh cảm có chuyện không may.
Số mệnh huyền cơ Trời đã định
Văn Lang tai nạn bởi nghiệp xưa
Hồn giặc phiêu phiêu trong gió bụi
Che chở giặc Ân hóa gió mưa.

Đồi Vạn Lâm cây cối rậm rạp, sương mù dày đặc, che chắn cả tầm nhìn. Sao mai đã mọc, nhưng màng đêm vẩn còn u tối, đại quân vừa tiến vào đồi Vạn Lâm.

Thời có tiếng nói:
   Hầu Tướng Quân sao tôi linh cảm như có điều không may, chúng ta không nên tiến sâu vào đồi Vạn Lâm, hãy cho người thám thính thử xem.

Người vừa lên tiếng đó chính là nữ Tướng quân, Chăm Ly, Nữ Tướng tài năng quân Văn Lang. Hầu Tướng Quân, nghe Chăm Ly nói cũng phải, liền cho người đi sâu vào đồi Vạn Lâm thám thính.

Quân thám thính xong rồi trở ra báo:
   Bẩm tướng quân ngoài sương mù dày đặc ra, thời không có động tịnh gì cả.

Hầu Tướng Quân nghe báo cáo như thế thời hơi an tâm. Đạo quân tiến sâu vào đồi Vạn Lâm, cả một khu đồi rộng lớn như thế, mà yên tỉnh lạ lùng.

Chăm Ly nói:
   Theo kinh nghiệm của tôi, đáng lý ra giờ nầy thời nhiều loài chim đã thức giất, chúng ríu ra ríu rít, nhiều loài thú đã đi ăn, nhưng đồi Vạn Lâm nầy cây cối vô cùng rậm rạp thế mà im tiếng lặng hơi.

Hầu Tướng Quân cũng thấy nghi nghi:
   Nhưng đã kéo quân vào không lẽ lui quân trở ra, có lẽ chúng ta đa nghi quá cũng nên.

Thế là đạo quân vẩn tiếp tục tiến sâu vào đồi Vạn Lâm, đường sá quanh co rậm rạp, nhưng không có việc gì xảy ra, đồi rừng vẩn im lặng, một sự im lặng kỳ lạ vô cùng, khi đạo quân đã vào hết đồi Vạn Lâm.

Hầu Tướng Quân mới thở phào nhẹ nhổm nói:
   Chúng ta đa nghi quá. Nào có thấy gì đâu?

Hầu Tướng Quân ra lệnh:
   Hãy tìm nơi ẩn núp.

Lúc bấy giờ sương chưa tan vẩn còn che chắn tầm nhìn, trên vài mươi thước thời không thấy gì cả, huống chi là rừng rậm. Bổng nghe tiếng tù khai trận nổi lên inh ỏi. Hầu Tướng Quân kinh hồn bạc vía.

Chăm Ly thét lớn:
   Có quân mai phục.

Hầu Tướng Quân ra lệnh:
   Rút lui, rút lui.

Quân binh tức thời hổn loạn, dồn ép nhau thậm chí đạp lên nhau mà chạy, hai bên đường tên bắn ra như mưa trút, quân Văn Lang càng thêm hoảng loạn, bị trúng tên chết vô số kể.

Hầu Tướng Quân thét lớn:
   Phá vòng vây rút lui.

Nhưng quân Ân đã tràn ra, chém giết quân Văn Lang, biết không còn rút lui được nữa.

Chăm Ly thét lên:
   Lấy lại bình tỉnh, xông vào quyết tử với quân thù, tiến lên, tiến lên, tử chiến tử chiến.

Thế là quân binh bình tỉnh xông vào quyết tử với giặc Ân, trận chiến xảy ra long trời lở đất.
Sau có thơ khen rằng:
Tìm cái sống trong đường tơ kẽ tóc
Chí hùng anh lớp lớp xông lên
Dù ngã xuống nhưng linh hồn bất tử
Hãy tiến lên nào ta hãy tiến lên.

Quân Ân không ngờ quân Văn Lang anh dũng như vậy, anh dũng chống trả quyết liệt, lớp nầy ngã xuống lớp khác xông lên. Nữ Tướng Chăm Ly như con Phụng Hoàng tung bay trên đầu bầy sói, đường gươm như mưa sa bão táp, chém rối xả xuống quân thù, quân Ân rơi đầu lớp lớp.
Về sau có thơ khen rằng:
Nữ tướng tài cao được mấy người
Đường gươm vun vút chém quân thù
Thây người ngã gục ôi kinh khiếp
Anh linh hào kiệt rạng muôn thu.

Chăm Ly vừa chém quân thù vừa gào thét:
   Tướng quân phá vòng vây thoát đi, để tôi chận đứng chúng.

Tức thời múa gươm chém tới ầm ầm, phá vòng vây cho Hầu Tướng Quân chạy thoát:
Về sau có thơ khen rằng.
Một mình tả đột hửu xông
Mở đường cứu Tướng má hồng máu tuôn
Đường gươm như ánh sao đêm
Chớp lòa vun vút chém bay đầu thù.

Hầu Tướng Quân rơi nước mắt, thét lên một tiếng như sấm nổ, múa đao lao vào chém giết quân Ân.
Về sau có thơ khen rằng:
Cái chết gần kề có sợ chi
Chết vì trung hiếu chết uy nghi
Đường đao trung dũng đầy khí phách
Tung hoành gào thét chết sá chi
Đã chết thời chết một lần
Chết cho non nước thêm phần uy linh
Hy sinh đến lúc hy sinh
Trải lòng trung hiếu còn chi vui bằng.

Tướng lĩnh quân Ân là Võ Vu, thấy Tướng nữ Văn Lang vô cùng xinh đẹp, có ý bắt sống về làm đồ chơi. Bằng sai Tiểu Hổ:
   Ngươi xông xa bắt con nhãi đó cho ta.

Tiểu Hổ hiểu ý Chủ Tướng, bằng nói:
   Tướng quân xài ớn rồi giao cho thuộc hạ.

Tiểu Hổ, từ nơi ẩn núp phóng ngựa lao ra, múa giáo chém tới Chăm Ly. Chăm Ly đang hăng say chém giết quân Ân, nghe tiếng hét sau lưng, lại nghe có gió giáo chém tới, liền nhanh như chớp lách người cả ngựa né tránh. Tiểu Hổ vốn là tay háo sắc, đánh những đoàn chí tử nhưng không nguy hiểm, vì y muốn bắt sống Chăm Ly. Chăm Ly lúc nầy đâu còn nghĩ gì đến cái chết, mỗi đường gươm là mỗi đường thí mạng, lợi hại vô cùng, Tiểu Hổ vì quá háo sắc, Chăm Ly chém rơi đầu.
Về sau có thơ khen rằng:
Ghê thay nữ tướng anh hùng
Trước bầy sói dữ tung hoành xông pha
Đường gươm như ánh sao sa
Quân thù bỏ mạng khiếp kinh quân thù.

Võ Vu nhìn thấy nữ Tướng Văn Lang lợi hại như vậy, không còn mơ tưởng đến làm đồ chơi nữa, bằng ra lệnh:
   Bắn chết nữ Tướng kia cho ta.

Tức thời hàng trăm hàng nghìn mũi tên lao tới, găm đầy mình như lông nhím, trước khi chết Chăm Ly hét lên một tiếng, đường gươm vun vút chém vào quân Ân, giết luôn một lúc mười tên nữa, vì sao Chăm Ly găm tên đầy mình mà không chết liền, là nhờ áo giáp đồng Trước cái chết đầy anh dũng của Chăm Ly.
Về sau có thơ khen rằng:
Trước lúc chết đầy hào hùng khí phách
Đầy hiên ngang lòng bất khuất biết bao
Thân ngã xuống, nhưng tâm hồn không ngã
Mãi sáng ngời như muôn vạn vì sao
Sao Mai đẹp mãi vì sao
Chăm Ly, đẹp mãi muôn thu sáng ngời.

Nói về Hầu Tướng Quân thấy Chăm Ly anh dũng hy sinh, liền quát lên một tiếng, múa trường đao chém tới tấp vào quân thù, chém quân Ân như chém chuối. Võ Vu Tướng giặc Ân kinh hãi, hét lớn:
   Bắn chết Tướng Văn Lang kia cho ta.

Quân theo lịnh tập trung bắn Hầu Tướng Quân, Hầu Tướng Quân trúng tên đầy mình, trước khi chết trường đao vẩn chém xuống quân thù quân Ân khiếp vía kinh hoàng.
Về sau có thơ khen rằng:
Hầu tướng anh hùng khiếp ngoại xâm
Sá gì cái chết nhẹ hơn lông
Trung hoành ngang dọc xông pha chém
Kinh hồn bạc vía lũ giặc Ân.

Nói về quân Văn Lang như rắn mất đầu, thi nhau phá vòng vây bỏ chạy, năm vạn quân chỉ còn hơn một vạn, chạy trốn thất lạc khắp mọi nơi.
Thắng bại xưa nay quá rõ thì
Cơ mưu bại lộ hết đường đi
Bị động khó mong giành chiến thắng
Sữ chép để đời có sai chi.

BẠI TRẬN

Cơ mưu bại lộ thật đớn đau
Sa vào cạm bẫy chết thảm sầu
Cơ Trời vận hóa còn đen thẩm
Kiếp nạn truyền miên trước lẫn sau.

Đây nói về Việt Luân Tướng Quân, thống lãnh 5 vạn quân bọc theo hướng Đông theo sự chỉ đường quân Ninh Châu, đạo quân đi đến gần sáng, khi đạo quân đi qua. Huyện Ninh Điền, bổng có một luồng gió lạ thổi đến, làm gãy cây cờ chủ lực quân Văn Lang, ai nấy đều thất kinh, không hiểu là chuyện gì sắp xảy ra, địa phận Huyện Ninh Điền, không những dân thưa thớt, cây cối um tùm rậm rạp, khó mà phát hiện ra quân ẩn núp, lại thêm sương mù dày đặc, che chắn cả tầm nhìn, vượt qua Huyện Ninh Điền, thời coi như đã vượt qua khỏi đồi Vạn Lâm.

Việt Luân Tướng Quân, định cho đạo quân vượt qua khỏi Huyện Ninh Điền, thời cho quân dừng nghĩ ẩn núp tại đây, mới cho người thám thính động tỉnh của quân Ân. Lúc nầy trời cũng đã hừng hừng sáng, sương mù còn dày đặc chưa tan, đạo quân đang đi qua những chỗ hiểm địa,  thời cây cối hai bên đường bổng rung động, tức thời tiếng tù khai chiến nổi lên.

Việt Luân Tướng Quân thét lớn:
   Có quân mai phục, có quân mai phục, mau vượt qua nơi hiểm địa.

Nhưng không còn vượt lên được nữa. Hai bên đường hiểm địa tên bắn ra như mưa, quân Văn Lang vô cùng hổn loạn. Bổng thấy một vị Tướng phi ngựa tới chỗ Việt Luân Tướng Quân nói:
   Quân địch đã bao vây tất cả, chúng ta đang kẹt trong các chỗ hiểm địa, chỉ còn tử chiến với chúng mà thôi.

Việt Luân Tướng Quân lấy lại bình tĩnh ra lệnh cho toàn quân xông lên tử chiến, quân Văn Lang lấy lại bình tĩnh không còn rối loạn nữa, chiến đấu chống trả quyết liệt, xông lên tấn công quân Hồ.
Về sau có thơ rằng:
Thế cùng đường còn chi để mất
Nào xông lên càng quét quân thù
Đã vào trận kể gì sống chết
Hãy xông lên gào thét xung phong.

Nói về Hồ Man Quân thấy quân Văn Lang lọt vào hiểm địa vòng vây, thời coi như nắm chắt phần thắng, tha hồ mà chém giết quân Văn Lang. Hồ Man Quân khoan khoái vô cùng, Hồ Man Quân ra lệnh tấn công. Quân Văn Lang bất ngờ kinh hoàng khiếp vía, hổn loạn bị trúng tên chết thôi là chết, không ngờ chiêng trống quân Văn Lang nổi lên, ngựa hí quân reo dậy đất, không còn rối loạn nữa, xông lên tử chiến, không còn biết sợ chết là gì nữa. Quân Hồ bất ngờ trước tinh thần anh dũng của quân Văn Lang, bị quân Văn Lang lao đến chém tơi tả.

Hồ Man Quân kinh hoảng trước dũng khí anh hùng của quân Văn Lang, bằng thúc quân giao đấu. Quân Hồ đã lợi thế mà còn chủ động trận địa, nên dù quân Văn Lang anh dũng mấy cũng khó mà chuyển xây tình thế được. Trận địa kéo dài cho tới giữa trưa, quân Hồ đi tiêu ba vạn, quân Văn Lang không còn một mạng.

Hồ Man Quân tuy thắng trận nhưng vẩn còn khiếp vía, nhìn lên trời than thở:
   Quân Văn Lang là quân Thần quân Thánh, thảo nào hai trăm năm về trước quân Ân đã thất bại, không còn gì nghi ngờ nữa.

Hồ Man Quân, như muốn tiêu tan mộng xâm lược Văn Lang. Hồ Man Quân thắng trận những bao nổi ê chề, đứt tiêu hơn ba vạn quân, thắng mà chẳng khác gì thua, thắng mà khiếp sợ trước quân Thần, quân Thánh, sự anh dũng không một người chạy trốn, không một người đầu hàng, chiến đấu tới hơi thở cuối cùng. Hồ Man Quân đây là lần đầu tiên nhìn thấy tinh thần chiến đấu, tinh thần quyết tử, cho Tổ Quốc quyết sinh của quân binh Văn Lang, đáng nể phục, đáng khiếp sợ. Hồ Man Quân nghĩ không hiểu những gì sẽ xảy ra đối với Địa Linh Sinh Nhân Kiệt nầy.

Đây nói về Bạch Tướng Quân dẩn theo 5 nghìn quân theo bảo vệ đội quân vận chuyển lương thực, hể nghe tin có trận giao chiến ở đồi Vạn Lâm, thời kéo quân tới yểm trợ. Đội quân vận chuyển lương thực đi chậm, sương mù xuống ước cả áo, tiếng gà rừng gáy như báo hiệu trời sắp hừng sáng. Một nổi buồn như len lỏi vào linh hồn quân binh, không hiểu nổi buồn vì quê hương Tổ Quốc đang bị ngoại xâm dày xéo thảm thê, hay là nổi buồn vì nhớ nhà khi nghe tiếng gà gáy, gọi cả đàn thức dậy, vui vầy bên nhau một ngày mới. Bạch Tướng Quân đang đi linh cảm như đang có trận giao tranh, ở tận xa xa không lẽ đồi Vạn Lâm đã vào chiến trận, sao không đúng như dự định theo kế sách đã bàn, liền sanh nghi cho quân vận chuyển lương thực dừng lại, liền cho người thúc ngựa nhanh chóng đến đồi Vạn Lâm nắm bắt tình hình.

Không bao lâu người đó trở lại nói:
   Đồi Vạn Lâm đánh nhau rồi.

Bạch Tướng Quân linh cảm như là có chuyện không may, liền cho quân tản ra phục kích, chỉ còn một số ít binh lính đang dừng nghĩ bảo vệ đoàn xe lương thực. Bổng nghe từ phía sau lưng, tiếng vó ngựa dồn dập mỗi lúc một rõ, Bạch Tướng Quân đoán chắc đó là tiếng vó ngựa của giặc từ sau đánh bọc tới cướp lấy tất cả lương thực.

Bạch Tướng Quân ra hiệu lệnh:
   Khi nào địch lọt vào lưới mai phục thời mới tấn công.

Nói về Hổ Tiên Tướng giặc Ân dẫn theo 5 nghìn quân, nhanh chóng lên đường đánh bọc hậu cướp lấy lương thực vận chuyển quân Văn Lang. Hổ Tiên nắm bắt được thông tin tình báo là đoàn quân vận chuyển lương thực quân Văn Lang đã đến Huyện Gia Lâm.

Hổ Tiên nói:
   Như vậy đoàn vận chuyển lương thực đã vượt qua chúng ta rồi, chúng ta từ phía sau bất ngờ đánh tới.

Do sương mù che chắn tầm nhìn, quân Ân chỉ thấy trước mắt là đoàn quân vận chuyển lương thực đang dừng nghĩ, chớ không thấy được số người, cứ nghĩ đây chính là cơ hội cho chúng bất ngờ tấn công, nếu đoàn quân vận chuyển lương thực có phát hiện thời cho đó là quân Văn Lang mà thôi. Hổ Tiên thúc năm nghìn quân lao vào chém giết, nhưng đến khi phát hiện là không có bao nhiêu người, chỉ toàn là xe lương thực, thời thất kinh. Bổng thấy pháo lệnh tử chiến, quân Ân chưa kịp trở tay, thời tên giáo lao, bắn phóng ra như mưa, chiêng trống nổi lên rền trời rền đất, quân Ân bất ngờ trúng tên chết lớp lớp, quân Ân rối loạn chạy loạn xạ, bị quân Văn Lang hạ gục dễ dàng, quân Văn Lang thắng thế xông lên gươm, đao, giáo, mác ào ào chém tới như mưa, ngựa người quân Ân dẩm đạp lên nhau phá vòng vây mà chạy.

Hổ Tiên khiếp quá tìm đường tẩu thoát. Bổng nghe một tiếng quát như sấm:
   Chạy đâu cho thoát xem đây.

Hổ Tiên nghe tiếng gió đao chém tới, tức thời múa trường giáo lên chống đở, choang đinh tai nhứt óc, Hổ Tiên cả người lẩn ngựa muốn ngã quỵ, không hiểu người nào mà thần dũng đến thế. Hổ Tiên thấy người chém mình là một dũng tướng to lớn, mặt vuông, mắt sáng, mình mặt giáp đồng, đầu đội kim khôi, oai phong lẩm liệt, thảo nào mà chẳng có sức mạnh kinh người, người chém Hổ Tiên một đao như trời giáng đó chính là Bạch Tướng Quân. Hổ Tiên biết đánh không lại phóng ngựa chạy tẩu thoát. Nhưng chạy đâu cho thoát hàng loạt mũi tên bắn trúng đầy mình, nhào xuống ngựa mà chết, quân Ân như rắn mất đầu, quân Văn Lang tha hồ mà đâm mà chém.
Về sau có thơ khen rằng:
Một trận chiến đầy mưu mô khôn khéo
Thời lo gì không chiếm được thương phong
Đường chiến thắng phải dựa trên mưu trí
Đạp quân thù như đạp cỏ dưới chân.

Mặt trời lúc nầy đã lên cao, nhưng che khuất bỡi thời tiết âm u cái lạnh đã làm cho con người mau đói. Bạch Tướng Quân không còn nghĩ gì đến sự ăn uống nữa, tức tốc điều động năm nghìn quân, tức tốc đến đồi Vạn Lâm, thời lúc nầy trận chiến đã dừng hẳn, thấy xa xa trước mắt quân binh Văn Lang đang chạy thục mạng, mạnh ai nấy chạy không đoàn, không toán gì cả, thời đã biết quân Văn Lang đã thất trận. Bạch Tướng Quân cho bắn pháo hiệu là đã có quân cứu viện đến nơi, quân Văn Lang đang thất lạc chạy trốn thấy pháo cứu viện, liền cùng nhau chạy đến, người nào người nấy thở muốn hụt hơi, lăng đùng ra ngồi dậy hết nổi.

Nói về quân Ân tuy thắng trận, nhưng cũng đi tiêu hơn một vạn quân, nên không đuổi theo quân Văn Lang bỏ chạy, mà chỉ ra khỏi đồi Vạn Lâm chờ lệnh, những tốp quân binh Văn Lang chạy trốn sợ sự truy đuổi quân Ân, bổng thấy hiệu lịnh cứu viện quân Văn Lang tất cả đều kéo tới hết, tính đi tính lại chỉ còn hơn một vạn quân, đi tiêu bốn vạn quân.

Bạch Tướng Quân liền hiểu rõ tất cả quân ta đã lọt hết vào ổ mai phục của chúng, nên mới thất trận thê thảm như thế nầy, các Tướng đều chết sạch, chỉ còn quân binh không. Bạch Tướng Quân cho người thám thính cánh quân bọc hướng Đông của Việt Luân Tướng Quân.

Không bao lâu thời quân thám báo kinh hãi về báo:
   Bẩm Tướng Quân, quân ta đã chết sạch không còn một mạng tại Huyện Ninh Điền hết rồi.

Bạch Tướng Quân kinh hoàng nghĩ: Quân Ân lợi hại đến thế sao? Biết không thể nào đánh lại quân Ân, nên đành rút quân trở về Ninh Giao Châu, cũng cố lại lực lượng.
--------------

HẾT QUYỂN 2.

COMMENTS

Tên

BÍ MẬT ĐỊA LINH ĐỊA CẦU,1,BÌNH GIẢI SẤM KÝ NGUYỄN BỈNH KHIÊM,1,CÂU CHUYỆN HỒNG TRẦN,3,CÂU CHUYỆN NGHÌN LẺ MỘT NGÀY,1,CHÚA XUÂN HOA MỘC ĐỨC,1,CON ĐƯỜNG VIỆT NAM,1,HÌNH,5,HÌNH CHA TRỜI LẠC LONG QUÂN,1,HÌNH ĐỊA MẪU ÂU CƠ,1,KINH NHƠN LUÂN HIẾU NGHĨA,4,LỊCH SỬ THÁNH GIÓNG,4,LONG HOA ĐẠI CƯƠNG TRIẾT HỌC,4,LONG HOA GIỚI ĐỨC,1,LONG HOA LUẬT TẠNG,4,LONG HOA MẬT TẠNG,4,LONG HOA PHÁP TẠNG,4,LONG HOA THIÊN TẠNG,4,LONG PHỤNG HIỆP NGHĨA,3,QUỐC BẢO KHAI KINH,1,TÁC PHẨM VĂN HÓA,6,TẬP SAN VĂN HÓA,1,TẬP THƠ LỬA THIÊN,6,THIÊN ẤN,1,THƠ CỘI NGUỒN,7,THƠ CƯỜI VỠ BỤNG,1,TÓM TẮT SƠ LƯỢC QUỐC TỔ HÙNG VƯƠNG,1,VĂN LANG CHIẾN SỰ 1,4,VĂN LANG CHIẾN SỰ 3,4,
ltr
item
CỘI NGUỒN: LỊCH SỬ THÁNH GIÓNG QUYỂN 2
LỊCH SỬ THÁNH GIÓNG QUYỂN 2
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEigmXCcNEnwI_ohztXOAWINBVGiuFIoPNOmVS2M0CWi8tOXbZYXUvPtE6SGsaqmLXLRZTp6_OZEvz6eTo66Hmd3_ugsMp3obMOLyqMTz6GuABRULzM6ERAOGq1qYv_yoLZRcgBybYGsgVv1/s320/PDTV.jpg
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEigmXCcNEnwI_ohztXOAWINBVGiuFIoPNOmVS2M0CWi8tOXbZYXUvPtE6SGsaqmLXLRZTp6_OZEvz6eTo66Hmd3_ugsMp3obMOLyqMTz6GuABRULzM6ERAOGq1qYv_yoLZRcgBybYGsgVv1/s72-c/PDTV.jpg
CỘI NGUỒN
http://caoducthangqn.blogspot.com/2015/09/lich-su-thanh-giong-quyen-2.html
http://caoducthangqn.blogspot.com/
http://caoducthangqn.blogspot.com/
http://caoducthangqn.blogspot.com/2015/09/lich-su-thanh-giong-quyen-2.html
true
7983214549545773435
UTF-8
Loaded All Posts Not found any posts XEM CHI TIẾT Xem thêm... Reply Cancel reply Delete By Home PAGES POSTS View All RECOMMENDED FOR YOU LABEL ARCHIVE SEARCH ALL POSTS Not found any post match with your request Back Home Sunday Monday Tuesday Wednesday Thursday Friday Saturday Sun Mon Tue Wed Thu Fri Sat January February March April May June July August September October November December Jan Feb Mar Apr May Jun Jul Aug Sep Oct Nov Dec just now 1 minute ago $$1$$ minutes ago 1 hour ago $$1$$ hours ago Yesterday $$1$$ days ago $$1$$ weeks ago more than 5 weeks ago Followers Follow THIS CONTENT IS PREMIUM Please share to unlock Copy All Code Select All Code All codes were copied to your clipboard Can not copy the codes / texts, please press [CTRL]+[C] (or CMD+C with Mac) to copy